Nhà nước cần ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. (Ảnh: Hữu Oai/TTXVN)
Ngày 16/12, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật người cao tuổi và Luật khám bệnh, chữa bệnh đã được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII.
Người cao tuổi được chăm sóc toàn diện
Luật người cao tuổi gồm 6 chương, 31 điều, thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện; khuyến khích sự quan tâm của các tổ chức cá nhân nhằm xã hội hóa công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; đáp ứng được nhiều đối tượng thụ hưởng...
Theo Luật, công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi được gọi là người cao tuổi; được đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe; được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ công, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; được tạo điều kiện tham gia các các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao, giải trí và nghỉ ngơi; miễn các khoản đóng góp xã hội; được phụng dưỡng, kính trọng và giúp đỡ...
Luật quy định độ tuổi của người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là 80 tuổi; người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước chúc thọ, tặng quà; thọ 90 tuổi được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh chúc thọ, tặng quà.
Các mức tuổi thọ khác được tổ chức tại địa phương vào một trong các ngày sinh nhật, Tết Nguyên đán, Ngày người cao tuổi Việt Nam, Ngày Quốc tế người cao tuổi.
Khi người cao tuổi mất, người phụng dưỡng có trách nhiệm chính trong tổ chức tang lễ và mai táng theo nghi thức trang trọng, tiết kiệm, bảo đảm nếp sống văn hóa, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp người cao tuổi mất mà không có người phụng dưỡng hoặc có nhưng không đủ điều kiện làm tang lễ thì chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở bảo trợ xã hội chủ trì, phối hợp với Hội Người cao tuổi tổ chức tang lễ và mai táng...
Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2010.
Bảo đảm quyền và lợi ích của người bệnh
Luật khám bệnh, chữa bệnh là đạo luật đầu tiên về lĩnh vực then chốt trong hoạt động y tế; bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích của người bệnh, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, giảm phiền hà cho người bệnh; góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân...
Luật gồm 9 chương, 91 điều, điều chỉnh thống nhất toàn bộ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong khu vực nhà nước và tư nhân, tạo sự công bằng, bình đẳng giữa 2 khu vực, từ đó tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa những người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Luật đã đề cập đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người bệnh; thiết lập cơ chế pháp lý rõ ràng bảo đảm nâng cao năng lực của người hành nghề, đặc biệt các quy định về điều kiện đối với người hành nghề đã được thống nhất giữa 2 khu vực nhà nước và tư nhân. Các quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là nền tảng để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
Luật cũng đặt ra cơ chế pháp lý để bảo vệ các quyền của người bệnh cũng như quyền của người hành nghề nhằm nâng cao trách nhiệm; nguồn lực nhằm bảo đảm thực hiện tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Luật quy định rõ, Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân; nghiêm cấm việc từ chối hoặc chậm cấp cứu bệnh nhân; khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề; cấm cho thuê, cho mượn hoặc đi thuê, đi mượn chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy phép hoạt động...
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết mục tiêu chính của Luật là từng bước cải thiện chất lượng hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo hướng “Bệnh viện ra bệnh viện, thầy thuốc ra thầy thuốc và bệnh nhân ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình”; xác định rõ ràng, minh bạch khu vực công-tư để tránh lạm dụng.
Cùng với việc xây dựng bệnh viện công là chủ đạo, Bộ Y tế sẽ tiếp tục nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và bệnh viện chuyên khoa; chú trọng đào tạo y, bác sĩ phục vụ vùng sâu vùng xa./.
Các chuyên gia chịu trách nhiệm triển khai Kế hoạch Hoạt động Toàn quốc thứ hai vì Sức khỏe và Môi trường Pháp (PNSE2) đã rung chuông báo động: “Tại tất cả các quốc gia công nghiệp đã phát triển, khả năng sinh sản đang xấu đi cùng với tình trạng giảm sút 50% sản xuất tinh trùng trong vòng 50 năm, sự gia tăng gấp đôi các trường hợp ung thư tinh hoàn và xuất hiện một số khuyết tật phát triển cơ quan sinh dục.
Nhiều loại trái cây mùa hè thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng, ngoài ra uống nước ép trái cây còn có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nữa mà có thể bạn chưa biết.
90 % nạn nhân tiểu đường thuộc dạng bệnh 2. Không điều trị hoặc điều trị nửa vời sẽ dẫn đến tình trạng rỗng tuếch cơ thể. Những biệt dược mới nhất cho phép kìm chân bệnh trong giới hạn có thể.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một loại protein tự nhiên mới ở người có thể giúp phòng ngừa cúm A/H1N1 và những loại virus khác như virus Tây Sông Nile và sốt xuất huyết.
Tân Hoa xã dẫn thông báo của Phân viện Los Angeles, Đại học California (Mỹ) cho biết thiết bị khử rung có thể giúp người già mắc bệnh suy tim hạ thấp tỷ lệ tử vong và kéo dài tuổi thọ.
Một chất hóa học sản xuất tự nhiên ở cơ thể phụ nữ mang thai, mang lại tia hy vọng cho một loại thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả, các nhà khoa học Mỹ cho biết trên tờ Dailaymail.
Con số đáng báo động này được đưa ra tại Hội thảo “Phòng chống lạm dụng và xâm hại trẻ em” do Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viên Nhi Hoàng Gia Melbourne Australia vừa tổ chức.
Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da- lông- tóc- móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động… Do đó, vai trò của Iốt là rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người.
Bệnh phong là bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, tác động chủ yếu ở da và thần kinh ngoại biên; Bệnh phong không gây chết người nhưng gây nên tàn tật ở mắt, bàn tay, bàn chân gây nên biến dạng, dị hình. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, đủ liều, đủ thời gian, chăm sóc tốt, bệnh lành hoàn toàn và hầu như không bị tàn tật.
Hiện nay, bệnh Gout chiếm khoảng 1 -2 % dân số ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây, bệnh Gout vượt lên đứng hàng thứ 4 trong 15 bệnh khớp thường gặp.
Các chất gây ung thư có trong thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến sự đột biến DNA và những người hút thuốc bình quân 15 điếu thì DNA lại bị đột biến một lần.