Nhiều bộ phận của cây đào có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Đào nhân
Nhiều bộ phận của cây đào có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh. |
Chữa ho, hen suyễn: 4,5 - 9g. Sắc uống trong ngày.
Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh: Đào nhân, hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, nghệ vàng, mần tưới, mỗi vị 6 - 8g. Sắc nước uống.
Chữa máu kết thành cục không tan trong bụng (Đào nhân hồng hoa thang): Đào nhân (bỏ vỏ), hồng hoa, tô mộc, mỗi thứ 3g. Thanh bì 2,5g, ô dược 1g, độc hoạt 2g, bạch tật lê (bỏ gai) 3,5g sắc uống.
Chữa huyết bế sau sinh: Đào nhân (bỏ vỏ) 12 hạt, ngó sen 1 cái sắc uống.
Chữa bế kinh, ứ huyết đau kinh: Đào nhân 6g, đương quy 10g, xích thược 10g, xuyên khung 3g, hồng hoa 5g sắc uống, chia nhiều lần trong ngày.
Lá đào
Chữa ghẻ lở, viêm kẽ chân, chữa sưng tấy, vết thương, vết đứt: Lá đào tươi giã nát, đắp tại chỗ. Nước sắc lá đào dùng để tắm, ngâm rửa chỗ viêm kẽ chân. Lá đào + lá dâu tằm giã nát, đắp tại chỗ vết thương, vết nứt. Lá đào + lá cà tím + lá cỏ roi ngựa, lượng bằng nhau, giã đắp chữa sưng tấy.
Chữa ho: Nước cất từ lá đào tươi.
Chữa đại tiện không thông: Lá đào tươi một nắm rửa sạch, giã nát, vắt nước uống.
Chữa sốt rét: Lá đào tươi 70g, sắc uống ngày một lần, dùng liên tục 5 ngày.
Chữa mề đay: Lá đào tươi 500g thái nhỏ, ngâm vào trong 500ml cồn từ 24 - 48 giờ, lọc bỏ bã. Dùng bôi ngoài da ngày 2 - 3 lần.
Chữa ngứa âm hộ: Lá đào tươi, vỏ cây xoan, hoàng bá tươi, mỗi thứ 30g, vỏ rễ lựu tươi 50g, lá khuynh diệp tươi 25g, hạt tiêu 20 hạt. Đun sôi, bỏ bã, cho thêm băng phiến. Dùng nước xông rửa, ngâm bên ngoài. Không được uống.
Tuy nhiên, lá đào có axit cyanhydric, có thể gây ngộ độc. Thận trọng khi sử dụng. Dùng liều vừa đủ, kể cả khi uống lẫn khi bôi, đắp, ngâm, rửa... bên ngoài.