Giấc ngủ có tác dụng duy trì sức khỏe, giảm mệt mỏi…. nhưng thói quen trước và trong khi ngủ là yếu tố quyết định đến chất lượng giấc ngủ. Nếu tình trạng ngủ giả kéo dài sẽ gây đau đầu, ù tai, hay quên, suy giảm hệ miễn dịch...
Giấc ngủ thông thường được chia thành 4 giai đoạn: tư thức, thiu thiu, giữa giấc ngủ và ngủ sâu. Trong giai đoạn thiu thiu, cơ thể vẫn duy trì phản ứng nhất định với thế giới bên ngoài, tức là dễ bị tỉnh giấc bởi các tiếng động, ánh sáng….
Ngủ giả tức là chỉ dừng ở giai đoạn thứ 2, không chuyển được sang giai đoạn 3 và đặc biệt là trạng thái ngủ sâu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây đau đầu, ù tai, hay quên, dễ bị kích thích, suy giảm miễn dịch, huyết áp cao…
Những thói quen xấu trước và trong khi ngủ:
1. Tức giận trước khi ngủ: Tim đập nhanh, thở gấp, căng thẳng sẽ gây ra khó ngủ.
2. Ăn no trước khi ngủ: Ăn quá no sẽ khiến dạ dày tiêu hóa khó khăn hơn, não tập trung cho chuyện tiêu hóa mà “quên” mất rằng đã đến giờ ngủ.
3. Uống trà trước khi ngủ: Trong lá chè có chất cafein sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương. Nếu uống chè trước khi ngủ đặc biệt là nước chè đặc, sẽ làm hệ thần kinh trung ương quá hưng phấn, gây ra khó ngủ.
4. Vận động mạnh trước khi ngủ: Sự vận động mạnh trước giấc ngủ làm đại não khống chế tế bào thành kinh của cơ bắp làm việc trong trạng thái hưng phấn. Sự hưng phấn này không thể giảm nhanh do đó sẽ gây khó ngủ.
5. Gối đầu quá cao: Dưới góc độ sinh lý, gối cao từ 8-12cm là hợp lý nhất. Nếu gối quá thấp, lượng máu chuyển lên não quá nhiều gây hiện tượng dãn mạch máu, mắt xưng húp; nếu gối quá cao ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây hiện tượng ngáy, ngoài ra có thể dẫn đến lưng còng hay đau cổ.
6. Gối đầu lên tay: Dùng tay gối đầu có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu gây tê đau tay, gây áp lực cho phần bụng, lâu ngày gây viêm thực quản.
7. Đắp chăn kín đầu: Điều này dễ gây khó thở; đồng thời hít lại khí Cacbonic của chính mình, không có lợi cho sức khỏe.
8. Thở bằng miệng: Ngậm miệng khi ngủ là phương pháp bảo đảm nguồn khí tốt nhất, nếu thở bằng miệng có thể hít phải bụi khiến khí quản, phổi và bộ phận sườn nhiễm lạnh trực tiếp.
Thở bằng mũi sẽ giúp ngăn bụi và không khí qua mũi được sưởi ấm, giúp đảm bảo sức khỏe.
9. Ngủ trước gió: Khi ngủ khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường giảm xuống. Để tránh bị trúng gió, không nên nằm trực tiếp dưới hướng gió.
10. Ngủ ngồi: Nằm nghỉ sau ăn cơm hay ngồi ngủ quên khi xem ti vi là nguy cơ gây bệnh khá cao. Bởi khi ngồi ngủ nhịp tim giảm xuống, huyết quản dãn ra, lượng máu vận chuyển vào các bộ phận của cơ thể bị giảm xuống. Cộng thêm nhu cầu máu từ hệ tiêu hóa khiến não bộ thiếu ô-xy, gây chóng mặt, ù tai.
Tư thế đúng khi ngủ
Tư thế đúng khi ngủ là nằm nghiêng về phải, hơi co hai chân. Tư thế này giúp tim ở vị trí cao không bị áp lực; gan ở vị trí thấp cung cấp máu tốt hơn có lợi cho hệ bài tiết; thúc đẩy dạ dày tiêu hóa tốt. Đồng thời, cơ thể ở trong trạng thái hoàn toàn được nghỉ ngơi, điều hòa hô hấp, nhịp tim chậm, não bộ, tim, phổi, tràng vị, cơ bắp, xương cốt hoàn toàn nghỉ ngơi và ô-xy cũng được cung cấp đầy đủ.
Tất nhiên với một người khỏe mạnh không cần gò bó một tư thế ngủ nhất định bởisự thay đổi liên tục tư thế ngủ cũng giúp giảm tê mỏi.
(Theo Hạnh Phúc // Dân trí // EC)