Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảnh giác chu kỳ tăng giá mới

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2010 chỉ tăng 0,23% so với tháng trước, nghĩa là vẫn tiếp tục duy trì mức tăng thấp, nhưng câu hỏi về khả năng bắt đầu một chu kỳ tăng giá mới đang được đặt ra.
 
Nói vậy là bởi, dù mức tăng 0,23% của tháng 8 là khá thấp so với mức tăng CPI của các tháng 1, 2, 3 và 5/2010, song nếu so với con số 0,06% của tháng 7, hay kể cả là 0,22% của tháng 6, thì rất có thể, CPI đang có xu hướng tăng và xu hướng này có thể sẽ còn tiếp tục trong những tháng cuối năm vì nhiều lý do.

Trước hết, có thể kể tới những diễn biến gần đây của việc tăng giá lương thực ở khu vực phía Nam. Do chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa tính CPI, nên việc tăng giá của nhóm hàng lương thực sẽ tác động tới xu hướng tăng chung của CPI. Tháng 8/2010, riêng mặt hàng lương thực đã tăng giá tới 0,67%, trái ngược với xu hướng giảm trong những tháng gần đây.

Thêm vào đó, việc tăng giá xăng thời điểm đầu tháng 8 cũng được cho là sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới giá nhiều mặt hàng khác.

Việc Ngân hàng Nhà nước mới đây quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND cũng có thể khiến giá cả các mặt hàng thiết yếu nhập khẩu tăng và sẽ tác động đến CPI chung của cả nước. Thực tế cho thấy, ngay sau khi điều chỉnh tỷ giá, sắt thép đã rục rịch tăng giá. Một số mặt hàng khác như sữa, thuốc... cũng nằm trong xu hướng tương tự.

Ngoài ra, trên 80% mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là nguyên vật liệu sản xuất, nghĩa là những mặt hàng không thể không nhập trong điều kiện Việt Nam chưa thể chủ động được nguyên liệu đầu vào. USD tăng giá sẽ tác động đến giá cả nguyên liệu nhập khẩu, qua đó, ảnh hưởng đến giá nhiều mặt hàng sản xuất trong nước. Việc giá vàng “nhảy múa” thời gian gần đây cũng có thể là một tác nhân ảnh hưởng đến giá cả một số mặt hàng.

Thêm một động thái cần chú ý, đó là những thông tin gần đây cho thấy, lạm phát của Trung Quốc đang tăng khá cao. Tháng 7/2010, chỉ số giá tiêu dùng của nước này đã tăng 3,3%, cao hơn so với mức tăng 2,9% của tháng trước đó. Là nước nhập siêu lớn từ Trung Quốc, khi giá cả hàng hóa của Trung Quốc tăng cao, cộng thêm việc gần đây, Trung Quốc có sự điều chỉnh chính sách với đồng nhân dân tệ, Việt Nam có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Hơn nữa, theo quy luật, thông thường, những tháng cuối năm, CPI bao giờ cũng có xu hướng tăng, do nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào những dịp lễ, Tết.

Với mức tăng 0,23% của tháng 8, lạm phát theo cách tính của Việt Nam đang dừng ở con số 5,08%, khả năng kiềm chế lạm phát của cả năm ở mức dưới 8% không phải là không khả thi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa điều hành, song vẫn rất cần phải cảnh giác trước xu hướng tăng dần của CPI trong những tháng cuối năm.

(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư)

  • “Gõ cửa” thị trường bán lẻ
  • Kiều nữ rửa xe
  • Kinh Đô giới thiệu tuyệt phẩm "Trăng vàng Thăng Long"
  • TP.HCM: 350 điểm bán thịt heo an toàn
  • Hoá đơn tiền điện: Coi chừng bị tính tiền oan
  • Vàng giả hiệu SJC xuất hiện trên thị trường
  • Hà Nội: Đồng loạt triển khai 360 điểm bán hàng bình ổn giá
  • Tiết lộ về bánh Trung thu ‘siêu đắt’ 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng