Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giật mình khi nghe nhạc chờ điện thoại “tự chế”

Nhiều người tá hỏa khi nghe những "giọng lạ" khi gọi điện thoại di động. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Bạn đã từng cảm thấy phiền toái khi phải nghe loại nhạc chờ không mong muốn khi gọi điện cho ai đó? Chưa hết đâu, gần đây còn có những người để thứ nhạc chờ, hoặc lời chờ kinh dị, nghe qua đã đủ... sởn da gà.

Việc này đã và đang ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống vốn rất cần sự bình yên của mỗi người.

Dọa "khoét mắt" qua mobile…

Gọi điện thoại cho cậu cháu trai để hỏi tình hình cháu vừa thi tốt nghiệp trung học phổ thông thế nào, bà Nguyễn Thị Nụ giật nảy mình khi nghe chất giọng eo éo bên kia: “Thuê bao thất tình ngồi uống rượu một mình. Thuê bao hiện nay đang đơ đơ, xin vui lòng không nháy máy làm phiền…”

Bà Nụ rụng  rời. Tưởng cháu đang “bù khú” với bạn bè vì gặp chuyện buồn, bà vội vã gọi cho bố đứa bé, thì được biết đó chỉ là nhạc chuông của cậu quý tử.

Nói với phóng viên, bà Nụ vẫn bức xúc bảo rằng, việc gọi cho cậu cháu trai, rồi nghe văng vẳng tiếng bên tai, bà ngỡ cháu mình say rượu, nói nhảm. “Hoảng quá chú ạ, nó mới có mười mấy tuổi đầu. Nhỡ say rượu rồi đi ra đường, va chạm vào đâu thì khổ cả đời. Đấy! Người già cứ hay lo xa như thế,” bà Nụ nói.

“Một số người như con trai, con dâu tôi cũng sử dụng nhạc chờ trong máy điện thoại. Nhưng là bài hát, tiếng nhạc rất dễ chịu,”  bà nói thêm.

Cũng như bà Nụ, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi vào một ngày đẹp trời, bấm máy điện thoại gọi cho người thân lại nhận được những thứ nhạc chờ… kiểu mới. Có những loại nhạc rất dễ gây thiện cảm, nhưng cũng có những lời tuy không mất văn hóa, nhưng cũng khiến họ giật mình.

Khi có việc cần gọi điện cho một anh bạn đồng nghiệp, chị Hoa, nhân viên văn phòng “choáng” hẳn khi nghe thấy giọng nữ: “Đừng làm phiền chồng chị nghe em! Cót ca cót két lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra.”

Ông Nguyễn Vượng (Thanh Trì, Hà Nội) thì cho biết, có lần ông đã rất bực mình khi nghe thấy những bản nhạc hát chế lời của cậu con trai để làm nhạc chờ. “Đó không phải là một bài hát bậy bạ, nhưng lời lẽ toàn yêu đương nhăng nhít, nghe rất khó chịu nên tôi bắt nó bỏ ngay nếu không muốn bị tịch thu điện thoại,” ông nói.

Những khúc biến tấu cần chấm dứt


Lướt qua các website, có thể thấy rất nhiều các bản nhạc, hoặc lời đọc được cư dân mạng lựa làm nhạc chờ. Giả dụ: “Hãy soạn tin nhắn với cú pháp 'em là cướp đây gửi tới 113',  bạn có thể trúng các giải thưởng gồm có một còng số 8 chất lượng bằng thép không gỉ, màu sắc trang nhã, một bộ pizama kẻ sọc phong cách thời trang xì tin”...

Trao đổi với phóng viên Vietnam+, đại diện của các công ty viễn thông lớn như VinaPhone, Viettel, MobiFone đều cho hay, họ đã có những cơ chế kiểm duyệt rất chặt chế nội dung các bản nhạc tự sáng tạo của khách hàng trước khi đưa lên hệ thống.

“VinaPhone yêu cầu các đối tác tuân thủ việc đảm bảo nội dung bài hát, bản nhạc chờ không trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam và các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, bộ phận nội dung của VinaPhone cũng sẽ kiểm soát chặt chẽ nội dung bài hát trước khi đưa lên hệ thống,” bà Nguyễn Thu Hồng, phụ trách truyền thông của VinaPhone nói.

Phía MobiFone cho biết, nhà mạng này chỉ cho phép cung cấp các đoạn nhạc sáng tạo có đăng ký bản quyền với Cục bản quyền tác giả hoặc được MobiFone kiểm tra kỹ chi tiết lời bài hát để bảo đảm nội dung.

Đại diện của Viettel thì cho rằng, nhạc chờ mang tính cá nhân rất cao vì khách hàng có thể tự do lựa chọn các bài nhạc chờ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Trong dịch vụ nhạc chờ chính thống, Viettel đã kiên quyết loại bỏ các bài nhạc chờ có nội dung không lành mạnh và không cho phép tồn tại hệ thống nhạc chờ chế trong dịch vụ nhạc chờ Imuzik.

Để đáp ứng nhu cầu sáng tạo cá nhân của người dùng, Viettel có dịch vụ Imuzik Sáng tạo do người dùng tự thu âm giọng hát, giọng đọc của mình để làm nhạc chờ cho chính mình. Ở dịch vụ này, việc kiểm duyệt cũng rất chặt chẽ để đảm bảo không tồn tại các bài nhạc chờ phản cảm.

Ở một câu chuyện khác, có website nhạc khá nổi tiếng khi nhận thông báo của khách ghé thăm về website của mình có nhạc đen, nhạc chế mới biết để xử lý “bóc” bài ca xấu đó. Thế nên những câu nói đùa nhảm chờ thật khó xử lý.

Nói như vậy để thấy việc quản lý những vi phạm rành rành như lời lẽ thô tục thiếu văn hóa, xuyên tạc... còn khó nữa là quản lý “muôn hình vạn trạng” lời đùa vui thì có lẽ sẽ không thể xuể.

Trong khi đó, trò chơi nhảm này lại có "sức hút" với một số người, họ hăng say "sáng tạo" để càng lạ, càng nhố nhăng càng ấn tượng.

Rõ ràng, bên cạnh các biện pháp siết chặt quản lý của các nhà mạng, cần có sự tác động từ phía dư luận xã hội để bài trừ những hành vi không lành mạnh, tích cực trong "văn hóa điện thoại".
 
Nguyễn Anh-Trung Hiền (Vietnam+)

  • Nhiều thức ăn cho trẻ ở Hà Nội bị nhiễm chì
  • K+ công bố 3 gói thuê bao mới
  • Nạn đánh cắp mật khẩu Yahoo! Messenger bùng phát trở lại
  • Giá ôtô cũ sang trọng nhập khẩu có thể tăng mạnh
  • Mùa giảm giá: Trông người mà ngẫm đến ta
  • Một tháng, giảm 46,5 triệu thuê bao điện thoại!
  • Vietnam Airlines mở đường bay mới Hà Nội – Cao Hùng
  • Hương bò, gà, heo... độc hại bán đầy chợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng