Nhãn mác của các hãng nổi tiếng được bày bán rất nhiều trên phố Hàng Bồ
Thời gian gần đây những mặt hàng thời trang “Made in Vietnam” dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, song cùng với nó là nhan nhản các cửa hàng treo biển “Made in Vietnam” hiện diện khắp nơi.
Trong số đó có không ít cửa hàng trà trộn hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí nhập nhèm về giá.
Thời của hàng “Made in Vietnam”
Thời gian gần đây, do các doanh nghiệp may mặc trong nước đã chú trọng đến thị trường nội địa nên các mặt hàng thời trang ngày càng nhiều mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Song thực tế cho thấy không ít cửa hàng dù không bày bán các sản phẩm Việt nhưng vẫn treo biển “Made in Vietnam” để tăng giá bán và thu hút khách hàng. Chính điều này đã khiến nhiều người tiêu dùng bị lừa.
Chị Hoàng Hồng Hạnh, nhân viên một công ty quảng cáo cho hay, 2 năm trở lại đây, chị đã chọn mua các sản phẩm thời trang “Made in Vietnam” cho cả gia đình, thay vì các hãng nổi tiếng của nước ngoài. Do kiểu dáng đẹp, giá cả phù hợp nên các sản phẩm bày bán trong những cửa hàng “Made in Vietnam” luôn được chị tin tưởng bởi chất liệu tốt và an toàn hơn hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo chị Hạnh hiện có rất nhiều cửa hàng lợi dụng tâm lí khách hàng ưa dùng hàng Việt đã trà trộn hàng gia công Trung Quốc, cắt và thay nhãn mác, sau đó quảng cáo với khách hàng đó là hàng lỗi, hàng “cắt mác”… của các hãng nổi tiếng của nước ngoài được sản xuất tại Việt Nam.
“Không chỉ nhập nhèm về chất lượng, mẫu mã, nhãn hiệu, mà giá cả của các sản phẩm này mỗi nơi mỗi khác. Cuối tuần trước tôi có mua một chiếc áo phông hiệu Zara ở một cửa hàng “Made in Vietnam” trên phố Đinh Liệt với giá 220.000 đồng. Vậy mà ngay hôm sau, tôi đã nhìn thấy một chiếc áo y hệt từ kiểu dáng đến chất lượng mà mình đã mua cũng được bày bán trong một cửa hàng “Made in Vietnam” khác với giá 150.000 đồng - chị Hạnh kể lại.
Bên cạnh đó, các mặt hàng thời trang xuất khẩu của những hãng thương hiệu nổi tiếng như Zara, Mango, H&M… được bày bán trong các cửa hàng này cũng có mức giá phù hợp với túi tiền phần lớn người tiêu dùng. Đơn cử như một chiếc quần jean nữ hiệu H&M có giá từ 280.000- 350.000 đồng/chiếc, áo sơ mi hiệu Mango có giá từ 220.000 - 320.000/chiếc…
Nếu các chủ cửa hàng “phù phép” các sản phẩm của Trung Quốc hay “copy” những mẫu mã của các thương hiệu rồi gia công lại, sau đó gắn mác “xịn” lên những sản phẩm này, rồi treo biển “Made in Vietnam” thì người tiêu dùng khó mà phát hiện được. Chính vì vậy, nhiều khách hàng sau khi mua phải những sản phẩm thời trang ở một số cửa hàng “Made in Vietnam” rởm về mặc đều bị rách đường may, chất liệu thay đổi sau khi giặt, vải co, phai màu…
Một vốn, bốn lời
Khi chúng tôi đặt câu hỏi nguồn gốc của các sản phẩm “Made in Vietnam” thì được các chủ cửa hàng cho biết những mẫu quần áo này là hàng “xịn” của các hãng nổi tiếng được sản xuất tại Việt Nam, nhưng do bị lỗi, do họ có người nhà làm trong các xưởng may nên mới “sưu tầm” được nguồn hàng này.
Vì vậy họ phải cắt mác để nếu có bị kiểm tra thì cũng dễ bề đối phó và khách hàng cũng nhận biết được đó là hàng “xịn”. Ngoài các cửa hàng treo biển hoành tráng, hiện còn xuất hiện nhiều điểm bán hàng trên mạng với quảng cáo rất kêu như “Hàng “Made in Vietnam” “xịn”100%, bán với giá gốc”, kèm theo địa chỉ và số điện thoại liên lạc. Khách hàng có thể vào xem hàng tại website hay đến tận nơi.
Bà Cao Quỳnh Loan, chủ một nhãn hàng thời trang, người chuyên thiết kế các mẫu quần, áo, váy cho giới văn phòng nhận xét, do người tiêu dùng trong nước rất quan tâm đến hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu nên đã có nhiều điểm bán hàng nhái mẫu mã, thậm chí trà trộn hàng kém chất lượng để bán cho khách. Không ít chủ cửa hàng còn tự ý treo biển “Made in Vietnam”, lấy thương hiệu của các hãng nổi tiếng gắn vào các sản phẩm gia công.
“Một vốn, bốn lời”, họ chỉ mất công may nhãn, mác vào những sản phẩm này nên nếu không để ý, khách hàng rất dễ bị lừa. Và nếu các doanh nghiệp sản xuất hàng có thương hiệu trong nước và các cơ quan chức năng không sớm vào cuộc ngăn chặn tình trạng trên, thì trong tương lai rất gần người tiêu dùng Việt sẽ mất niềm tin vào thương hiệu “Made in Vietnam”.
Ngoài Xiaomi, một số smartphone Trung Quốc khác đang được bán tại thị trường trong nước cũng âm thầm gửi thông tin người dùng đến máy chủ mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào.
Hàng trăm ngàn lít rượu được đựng trong săm ô tô xếp đầy đường chờ chuyển đi các quán nhậu. Đệ tử lưu linh nào một lần thấy cảnh này chắc phải thất kinh mà tự bỏ nghiệp.
Dư luận tuần qua sửng sốt, hãi hùng trước thông tin dưới bể nước ngầm tại các nhà hàng có cả cân xương chuột, xác gián. Trong khi đó, tại một quán ăn, giá chân gà Đông Tảo lên tới 500.000 đồng/chiếc khiến không ít thực khách giật mình.
Thị trường bán lẻ thời trang dịp tết Giáp Ngọ đang sôi động từng ngày, các sản phẩm trung cao cấp của Việt Tiến, May 10, Vega, Khatoco,Owen, Canifa, Viet Garment,...được người tiêu dùng yêu thích lựa chọn, sức tiêu thụ mạnh. Đây là một tín hiệu vui, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp thời trang Việt Nam gia tăng hoạt động mở rộng, chiếm lĩnh thị trường thời trang quốc nội trong năm 2014.
Nhiều loại sữa cả nội lẫn ngoại, như Gain Plus, Dutch Lady, Nan, TH Milk, Mộc Châu Milk...bán tại một số điểm bình ổn giá trên thị trường Hà Nội vẫn "tranh thủ" bán đắt hơn so với giá trên thị trường.
Những con vịt nướng bày bán tại các cửa hàng "Vịt quay Bắc Kinh" hay "Vịt cỏ Vân Đình nướng"... thơm phức, đỏ vàng nhờ dùng những công nghệ rợn người để... nhuộm màu thực phẩm.
Mua ô tô trả góp, khách hàng được nhân viên tư vấn “thổi lỗ tai” với lãi suất thấp chỉ hơn 15%/năm. Mua xe xong, khách hàng phát hoảng khi lãi suất phải trả lên đến... 24,8%/năm!
Không chỉ bị móc túi vô lý vì hàng loạt hàng hóa, dịch vụ bị doanh nghiệp đẩy giá lên cao, người tiêu dùng đang bị rút ruột hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm vì nạn cân điêu (cân bị làm lệch chuẩn, ăn bớt trọng lượng hàng hóa).
Mới đây, lại có một loạt các hãng sữa nhập khẩu rục rịch tăng giá. Giá sữa tăng tuỳ hứng, không cần giải thích. Đó là hệ lụy từ khi sữa được xác định là sản phẩm không thuộc diện bình ổn giá.
Lợi dụng xu hướng người tiêu dùng (NTD) ngày càng ưa chuộng hàng trong nước, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng gắn mác “made in Việt Nam” nhưng thực chất đó là hàng Trung Quốc giá rẻ…
Chiến dịch đổi mũ bảo hiểm (MBH) “dỏm” lấy MBH đạt chuẩn có trợ giá do Ban An toàn giao thông TPHCM còn chưa bắt đầu (dự kiến vào 11-5 tới) nhưng nhiều điểm bán MBH tại vùng ven TPHCM đã bước vào cuộc đua “đổi mũ”.
Ngoài Xiaomi, một số smartphone Trung Quốc khác đang được bán tại thị trường trong nước cũng âm thầm gửi thông tin người dùng đến máy chủ mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào.
Hàng trăm ngàn lít rượu được đựng trong săm ô tô xếp đầy đường chờ chuyển đi các quán nhậu. Đệ tử lưu linh nào một lần thấy cảnh này chắc phải thất kinh mà tự bỏ nghiệp.
Dư luận tuần qua sửng sốt, hãi hùng trước thông tin dưới bể nước ngầm tại các nhà hàng có cả cân xương chuột, xác gián. Trong khi đó, tại một quán ăn, giá chân gà Đông Tảo lên tới 500.000 đồng/chiếc khiến không ít thực khách giật mình.
Hơn 80% sản phẩm nước mắm đóng chai với tên gọi Phú Quốc bán ở thị trường trong nước hiện nay là giả nhãn hiệu. Trong khi đó, đây lại là sản phẩm đầu tiên của cả nước được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).
Thị trường bán lẻ thời trang dịp tết Giáp Ngọ đang sôi động từng ngày, các sản phẩm trung cao cấp của Việt Tiến, May 10, Vega, Khatoco,Owen, Canifa, Viet Garment,...được người tiêu dùng yêu thích lựa chọn, sức tiêu thụ mạnh. Đây là một tín hiệu vui, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp thời trang Việt Nam gia tăng hoạt động mở rộng, chiếm lĩnh thị trường thời trang quốc nội trong năm 2014.
Giống với những thông tin rò rỉ, Piaggio VN vừa ra mắt thêm một chiếc Vespa 3V, có mã LT, hướng tới thị trường trẻ trung hơn cho dòng Vespa, với giá 63,9 triệu đồng.
Thực phẩm tươi ngon chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các chống ôxy hóa khác nhau, nhưng trong quá trình chế biến, bạn có thể vô tình làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết đó.
Mải mê với việc làm đẹp tóc như nhuộm, sấy, ép rồi uốn xoăn, bạn không biết rằng đã vô tình phá hủy "sức khỏe" của mái tóc. Những phương thức sau sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể mái tóc xơ gãy do hóa chất.
Bạn băn khoăn khi lựa chọn mua sắm các sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên? Nhưng bạn có tự hỏi sao mình phải tốn kém cho những thành phần tự nhiên trộn lẫn hóa chất đó thay vì tự tìm cho mình những thành phần nguyên chất rất dễ tìm và giá cả phải chăng?
Tiếp nối thành công từ chương trình “Crazy sales 2012”, năm nay, chương trình siêu khuyến mãi “Giảm giá cực sốc - Crazy sales 2013”này sẽ tiếp tục diễn ra trong 10 ngày, từ 5/7 đến 14/7/2013 tại TTTM Vincom Center Bà Triệu. Đây là cơ hội để các “tín đồ mua sắm” được sở hữu các sản phẩm hàng hiệu, chất lượng cao với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Dịp lễ 2/9 là dịp nghỉ quan trọng của năm, lại vào tiết trời thu mát mẻ và chuẩn bị chào đón năm học mới, nên các siêu thị, cửa hàng, doanh nghiệp lại đua nhau tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi để kích cầu.
Chương trình được thực hiện từ 25/7 đến 12/8. Theo đó, với chương trình “Kỷ niệm 1 năm thẻ ưu đãi”, khách hàng sẽ có cơ hội mua sắm hấp dẫn với hơn 1.000 mặt hàng thiết yếu gồm: thực phẩm khô, thực phẩm đông lạnh, hóa mỹ phẩm, quần áo thời trang, đồ gia dụng, điện máy,... có mức giảm giá từ 10% - 50%.
Chương trình crazy sale 2012 - giảm giá cực shock tại Vincom Center sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 10h00 - 22h00 của hai ngày 28 - 29/7 tại hệ thống TTTM Vincom Center trên toàn quốc. Đây là cơ hội duy nhất trong năm dành cho người tiêu dùng để sở hữu các sản phẩm hàng hiệu, chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế tại Vincom Center với mức giá hấp dẫn.
Đó là tiện ích của gói cước FiberHome TV Plus và FiberBusiness Plus tích hợp đồng thời 3 dịch vụ: Internet + MyTV + điện thoại cố định trên cùng 1 đôi cáp quang được VNPT Hà Nội chính thức ra mắt từ 1/5/2012.
Giá vé siêu khuyến mại trong ba ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật cuối cùng của tháng 4/2012 và tháng 5/2012 nằm trong khuôn khổ chương trình “Cất cánh dễ dàng với thẻ nội địa” năm thứ 2 do Vietnam Airlines, Smartink và 9 Ngân hàng: Vietcombank, Vietinbank, DongA bank, Techcombank, VIB, ACB, Eximbank, MB và Sacombank phối hợp triển khai.
Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific thông báo, từ 14-17 giờ ngày 20/4, hành khách đi lại bằng đường hàng không sẽ có cơ hội mua vé máy bay với giá chỉ từ 650.000 đồng/chặng trên đường bay giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Vinh, Hải Phòng.