Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ô tô: Tồn, nhưng vẫn phải tăng giá

Tăng thuế và lệ phí khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ôtô trong nước càng kho khăn trong việc tiêu thụ

Tăng thuế và lệ phí khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ôtô trong nước càng kho khăn trong việc tiêu thụ

 

Mặc dù ôtô hiện đang tồn đọng rất nhiều, nhưng nhiều DN vẫn cho rằng sẽ phải tiếp tục tăng giá. Đó thực sự là một nghịch lý. Nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở chỗ, trong lúc thị trường đang gặp nhiều khó khăn thì chính sách về thuế, lệ phí đối với ôtô lại tiếp tục tăng.

Tăng thuế và lệ phí

Bắt đầu từ 1/1/2009 các DN sản xuất, lắp ráp xe thương mại (xe khách và xe tải) sẽ phải chịu mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) gấp 2 lần hiện nay, từ 5 -10%. Điều này đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 3/6/2008. Theo đó, Luật thuế GTGT không còn đưa các loại xe ôtô vào danh mục các hàng hoá được hưởng mức thuế GTGT là 5% như đang áp dụng từ trước.

Bên cạnh việc tăng thuế GTGT, dự báo thị trường các dòng xe 6-9 chỗ cũng phải chịu sức ép nặng nề kể từ tháng 4 khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng so với hiện nay khoảng 15 - 20%. Điểm khác là ngay từ 1/1/2009, lệ phí trước bạ đối với ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống tại Hà Nội lại tiếp tục tăng thêm từ 10 - 12% ( trước đó cũng đã tăng gấp đôi, từ 5 - 10%).

Khó riêng chồng khó chung

Đó là đánh giá của nhiều DN về tình hình ôtô hiện nay tại cuộc gặp với Bộ Công Thương vừa diễn ra tuần qua. Trên thực tế, không phải chờ đến khi các DN kêu khó khăn, nêu kiến nghị mà chính Bộ Công Thương trước đó cũng đã hiểu phần nào thông qua công văn gửi cho các DN sản xuất ôtô và Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (Vama) với mục tiêu: "Bàn cách tháo gỡ khó khăn cho các DN trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới". Trong công văn này, Bộ yêu cầu các DN báo cáo cụ thể tình hình sản xuất, kinh doanh của DN năm 2007-2008 và dự báo 2009. Đặc biệt là phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chính sách mới ban hành (chủ yếu về thuế, lệ phí...) đối với sự phát triển của ngành công nghiệp này hiện nay cũng như lâu dài; nhất là trong bối cảnh các cam kết của Việt Nam đối với WTO về ôtô sẽ có hiệu lực vào năm 2019; đề xuất và kiến nghị các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho DN...

Về phía DN, hầu hết đều gặp khó khăn giống nhau, nhất là lượng hàng hoá tồn đọng, khó bán trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Và dự kiến trong năm 2009 sẽ còn tiếp tục khó khăn hơn nữa. Đó là khó khăn chung. Nhưng thay vì có được biện pháp tháo gỡ và cần phải nhanh chóng tháo gỡ thì các DN lại chịu thêm khó khăn về chính sách thuế, lệ phí. Phía các DN sản xuất, lắp ráp xe du lịch thì vướng phải lệ phí, thuế TTĐB. Các nhà sản xuất xe thương mại lại gặp khó khi thuế GTGT tăng gấp đôi. Thực tế, mỗi ngành có quan điểm, lập luận riêng của mình. Bộ Tài chính có cái lý của Bộ Tài chính khi đề xuất tăng thuế GTGT đối với xe thương mại. Bộ Công Thương cũng có lý của riêng mình nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô. Vậy giải pháp thời gian tới sẽ như thế nào?

Tìm giải pháp

Thực tế, lượng ôtô mà các DN hiện đang tồn đọng được phân chia thành hai loại: Xe du lịch không tồn quá nhiều và lượng bán sụt giảm chỉ là theo dự kiến của DN chứ về số lượng không thấp hơn nhiều so với năm 2007. Trong khi đó lượng xe thương mại lại tồn nhiều nhất. Hầu hết các DN đều không muốn công khai số lượng hàng tồn của mình, nhưng dự kiến chỉ 3 DN sản xuất chủ yếu xe thương mại cũng phải tồn khoảng hơn  15 ngàn chiếc.

Một số chuyên gia đặt câu hỏi: Vậy thì nếu tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho xe thương mại trước hay xe du lịch trước? Câu trả lời nghiêng về xe thương mại. Lý giải điều này, một DN cho rằng nếu kích cầu được xe thương mại sẽ giúp góp phần phục hồi nền kinh tế vì các loại xe này chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi DN sẽ tự tìm cho mình giải pháp riêng nhưng về phía Chính phủ nên tạm hoãn áp dụng mức thuế GTGT mới đối với dòng xe này. Bên cạnh đó là việc gia hạn nợ ngân hàng và cho phép các DN được vay với mức lãi suất cơ bản. Cũng có thể sử dụng nguồn tiền từ kích cầu giúp các DN ôtô... Có như vậy, DN mới có thể hạ giá bán, tạo kích cầu cho thị trường, ổn định cho DN. Nếu việc áp dụng mức thuế GTGT mới đối với xe tải vẫn được thực hiện thì bắt buộc DN phải tăng gía bán lên mức tương ứng. Chúng tôi không muốn điều này, nhưng thú thực là những gì có thể tiết giảm để hạ giá thành chúng tôi đã làm hết rồi, làm từ lâu, từ khi thị trường bắt đầu khó khăn chứ không phải bây giờ. Nếu thuế tăng, chúng tôi không thể không tăng giá bán, dù biết tăng sẽ rất khó bán - Đại diện một DN thuộc Vinamotor cho biết.

Trong bối cảnh hiện nay, những giải pháp đó được xem là quan trọng nhất giúp các DN sản xuất, lắp ráp ôtô phục hồi. Giải pháp đã có, không phải tìm nữa. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào quyết định của các nhà quản lý.

Những đề xuất của Vama
- Tạm dừng thực hiện tất cả các chính sách thuế mới liên quan đến ôtô như tăng thuế TTĐB lên mức 45-60%, tăng lệ phí trước bạ lần 2 lên mức 12% tại Hà Nội đối với xe 9 chỗ ngồi trở xuống; tăng thuế GTGT lên 10% đối với xe thương mại (xe tải khách, bus).
- Cần xem xét giảm các loại thuế áp dụng đối với ôtô, ít nhất là quay trở lại các mức thuế đã áp dụng trước 4/2008 như thuế nhập khẩu bộ linh kiên, phụ tùng, thuế TTĐB, GTGT và lệ phí.
- Cho phép Vama được hợp tác với các cơ quan của Chính phủ trong việc xây dựng chính sách phát triển công nghiệp ôtô toàn diện và ổn định.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khuyến mãi “sốc”, vẫn ế!
  • Đắt hàng quà Tết bằng sản vật cao cấp
  • Thị trường xe đạp điện: cầu giảm mạnh
  • Thực phẩm chế biến: Cơ hội của hàng nội
  • Đầu năm xuất ngoại sắm đồ giảm giá
  • Kích thích tiêu dùng kiểu châu Á
  • Hàng nội chiếm lĩnh siêu thị
  • Câu chuyện tiêu dùng - Ăn nhanh, sống chậm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng