Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện rừng và điện: Tài nguyên hữu hạn, trả giá vô cùng - Kỳ 1

 Khi làm một công trình thủy điện, dù lớn hay nhỏ, trực tiếp hay gián tiếp đều ít nhiều phải đụng đến rừng. Đó là thực tế đã, đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Đác Lắc. Từ đánh giá này của những người có trách nhiệm, chúng tôi đã có một cuộc kiểm chứng qua thực tế và nhận thấy rằng, mối lo từ các công trình thủy điện, quả thật hết sức đáng lưu tâm.

Một hệ sinh cảnh rừng đã biến mất!

Giám đốc Vườn Quốc gia Cư Yang Sin - Lê Vĩnh Linh nhớ lại: khi công trình thủy điện Krông Kma được bấm nút khởi công vào cuối năm 2004 thì cũng là lúc ông và anh em bảo vệ rừng ở đây biết rằng số phận hơn 110 ha rừng nguyên sinh nằm trong vùng lõi đã được định đoạt. Có nghĩa là cây rừng nằm dọc theo ngọn thác tuyệt đẹp này phải ngã xuống để nhường chỗ cho hệ thống ống dẫn nước dài hơn 9 cây số. Ông Linh tâm sự, trong cuộc đời làm nghề giữ rừng của mình, chưa bao giờ ông xót xa đến thế. Mất vài ba, thậm chí hàng chục cá thể lâm sinh (bằng lăng, pơ mu, căm xe, cà chít, gõ…) vì một lý do nào đó thì không tiếc lắm, chỉ cần một thời gian sau có thể tái sinh lại vì nguồn gen vẫn còn, hệ sinh thái thực vật vẫn bảo đảm cho đời con, đời cháu về sau. Đằng này phải “gọt trụi” cả một dải rừng như thế thì thật khủng khiếp, không biết đến bao giờ mới tái tạo được hệ sinh cảnh rừng thường xanh dọc ngọn thác Krông Kma như xưa. Việc tái sinh rừng trong khu vực trên là không thể, bởi dòng nước đã bị chặn lại, khiến hệ thủy sinh thay đổi theo hướng suy kiệt và ngày càng xấu đi,  khả năng phục hồi hệ sinh cảnh vốn tự nhiên như trước sẽ không khả thi, hay nói đúng hơn là đã bị  “tước mất” mọi cơ hội vì một công trình thủy điện chưa đến 15 MW.

Giám đốc Vườn Quốc gia Cư Yang Sin chỉ tay về phía ngọn thác, nơi trơ trụi đất đá bày ra giữa đường ống dẫn nước to đùng và đen kịt bảo rằng: rừng ở đó không còn, một hệ sinh cảnh đặc thù của khu vườn không những biến mất, mà cả vùng rừng đệm rộng hàng trăm nghìn ha thuộc lưu vực con sông này cũng sẽ biến thành rừng le và cây bụi vì khả năng sinh thủy mất dần. Đến lúc đó, khu du lịch sinh thái Krông Kma cũng bị xóa sổ do cảnh quan vốn mát mẻ, nên thơ đã không còn. Đây là sự đánh đổi lợi ích giữa trước mắt và lâu dài. Theo ông Linh, trong sự lựa chọn này, nếu đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu thì nên giữ rừng lại để làm du lịch sinh thái hơn là làm thủy điện. Bởi suy cho cùng, giá trị kinh tế - xã hội của công trình thủy điện trên mang lại trong vòng vài ba chục năm thì cũng phải cần tính toán và soát xét lại, còn việc hưởng lợi từ rừng trên tất cả các mặt thì có thể nói là vô cùng lâu dài và bền vững.

Câu chuyện lựa chọn, đánh đổi giữa rừng và thủy điện ở đây là chuyện “đã rồi”, bởi rừng đã mất, thủy điện cũng đã thi công gần xong, nhưng sự ngậm ngùi trong lòng người yêu rừng Cư Yang Sin vẫn chưa hẳn đã nguôi ngoai. Điều đó chúng tôi thấy rõ trong một lần lãnh đạo Vườn Quốc gia làm việc với Tổ chức nghiên cứu, bảo tồn các loài chim trên thế giới (BIRD LIFE), một chuyên gia người Úc - Tiến sĩ Ta Rekl nói rằng: so với trước (cách đây hơn 5 năm), khi ông đến Cư Yang Sin và ghi hình được rất nhiều loài chim đặc hữu sinh sống trong khu rừng này, nay trở lại một số loài chim mà ông cần tìm và nghiên cứu thì không thấy nữa, không biết chúng đi đâu. Một câu hỏi mà theo ông Giám đốc Vườn Quốc gia là rất đáng suy nghĩ! Chúng không đi sao được khi hệ sinh cảnh rừng - vốn là chiếc nôi nuôi dưỡng các loài chim đặc hữu sinh sống ở đây từ hàng nghìn năm qua đã thay đổi và biến mất nhường chỗ cho thủy điện Krông Kma. Và lời cảnh báo này, theo chúng tôi là chưa muộn và rất có ý nghĩa khi nhìn ra một số công trình thủy điện khác đang lăm le “nhảy vào” những khu rừng cấm trên địa bàn hiện nay.

Sẽ xé toang bức tường bảo vệ rừng quốc gia Yok Đôn

Đoạn sông Sêrêpôk chảy qua Vườn Quốc gia Yok Đôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển hệ động thực vật quí giá cho khu rừng cấm này. Song, trước mắt nó đang bị đe dọa do công trình thủy điện Sêrêpôk 4A đang được quy hoạch xây dựng tại đây. Trước hết là cảnh quan, môi trường chắc chắn sẽ có những thay đổi đáng quan ngại vì lý do, một đoạn sông Sêrêpôk dài khoảng 22 km (trên tổng chiều dài chảy qua lâm phần của vườn hơn 60 km) sẽ bị khô kiệt vào 6 tháng mùa khô, khiến sinh cảnh rừng thường xanh và bán thường xanh ở rừng Yok Đôn có khả năng bị ảnh hưởng và bị thu hẹp dần.

Trên thực tế, theo ông Trần Thế Liên - Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn, nguồn nước sông Sêrêpôk là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo lập, hình thành sinh cảnh rừng nói trên (cùng với rừng khộp họ dầu và tre nứa) để làm nên tính đa dạng sinh học phong phú và tiêu biểu cho vườn quốc gia này.

Khi chúng tôi hỏi tại sao, thì ông Liên nói, công trình thủy điện Sêrêpôk 4A lấy nước hoàn toàn từ lưu lượng trả về cho môi trường của thủy điện Sêrêpôk 4 nằm trên địa bàn Buôn Đôn được khởi công xây dựng gần ba năm qua. Thủy điện Sêrêpôk 4 có lưu lượng nước xả ra là 135 m3/giây, đủ để duy trì “sự sống” cho dòng Sêrêpôk trong những tháng mùa khô và tất nhiên không ảnh hưởng gì lớn đến môi trường, cảnh quan của Vườn quốc gia Yok Đôn. Nhưng đến khi thủy điện Sêrêpôk 4A được quy hoạch và thiết kế trên cơ sở tận dụng lại nguồn nước của Sêrêpôk 4 xả ra bằng cách đắp một cao trình đập gần 100m tại ngầm Ea Ri (giáp giới với tỉnh Đác Nông) để dẫn dòng qua ba xã vùng đệm Ea Hoa, Ea Wer, Krông Na đến tua-bin phát điện tại cầu 19 - Cư Minh với lưu lượng nước xả ra trả lại cho môi trường chỉ ở mức 8,23 m3/giây sẽ làm cho đoạn sông chảy qua ba xã trên có nguy cơ kiệt nước. Một khi đã kiệt nước thì đoạn sông này mất vai trò “lá chắn” quan trọng trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển vốn tài nguyên rừng còn lại ở đây vì cửa rừng khi đó sẽ được mở toang, khó lòng kiểm soát nổi tình trạng xâm hại tài nguyên rừng vốn rất phức tạp tại khu vực này.

Ông Liên còn nói thêm, đó là chưa kể đến vấn đề dân sinh của người dân vùng đệm sẽ nảy sinh nhiều vấn đề đáng lưu tâm khi công trình thủy điện Sêrêpôk 4A mở ra. Bởi theo thiết kế, kênh dẫn dòng dài hàng chục kilômét của công trình thủy điện này sẽ lấy đi khá nhiều diện tích đất canh tác của người dân địa phương, khiến cuộc sống của họ sẽ gặp khó khăn hơn. Và khi rơi vào tình cảnh ấy, thì họ chỉ biết dựa vào rừng để kiếm sống bằng đủ mọi cách, tạo thêm áp lực đè nặng lên rừng cấm Yok Đôn. Theo đó nhiều hệ lụy khác cũng bắt đầu nảy sinh, nhất là sự chia sẻ lợi ích giữa các ngành, nghề kinh tế cần phải được quan tâm.

(Theo Nhandan)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Chuyện rừng và điện: Tài nguyên hữu hạn, trả giá vô cùng - Kỳ 2
  • Chuyện rừng và điện: Tài nguyên hữu hạn, trả giá vô cùng - Kỳ 3
  • Tập trung đổi mới quản lý giáo dục
  • Dân góp đất làm cổ phần phát triển cao su ở Sơn La: Trong vui vẫn có chút băn khoăn
  • Mức phạt gây ô nhiễm quá nhẹ, doanh nghiệp "nhờn"
  • Việc cần làm và việc chưa nên làm
  • Bảo tồn, phát triển Vườn quốc gia U Minh Thượng
  • Thả về rừng tràm Trà Sư loài mèo cá quí hiếm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi