Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội lớn nhất là tái cơ cấu nền kinh tế

Đây là chủ đề được đặc biệt nhấn mạnh tại cuộc tọa đàm về Cơ hội và giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng, do Báo Nhân dân tổ chức ngày hôm qua (19/5/2009).

 

Theo quan điểm của ông Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cơ hội lớn nhất trong lúc này chính là tái cơ cấu nền kinh tế.

Trên thực tế, lâu nay, vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế vẫn được coi là cơ hội sau khủng hoảng. Nhưng trái với quan điểm này, ông Ân cho rằng, việc tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài, để vừa tìm lối thoát cho nền kinh tế bước ra khỏi những tác động của khủng hoảng kinh tế, vừa đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong tương lai.

“Sau khủng hoảng, nền kinh tế thế giới sẽ biến đổi rất nhiều, sẽ xây dựng lại nền tảng kinh tế, cơ cấu lại hệ thống tài chính, chính sách tiêu dùng cũng đổi mới, công nghệ đi vào hiện đại… Sự biến đổi về chất sau khủng hoảng của nền kinh tế thế giới là rất lớn, chúng ta phải nắm bắt để vận dụng, chớp thời cơ để phát triển nền kinh tế”, ông Ân nói.

Trong khi đó, cũng đề cập vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, PGS.TS. Đặng Văn Thanh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, cho rằng, nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng lớn, nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư lại cho chiều hướng giảm, thể hiện cụ thể qua chỉ số ICOR.

“Có nhà kinh tế đã tính toán hệ số ICOR tính theo vốn đầu tư thực hiện toàn nền kinh tế là 5,2, nhưng nếu tính theo khu vực kinh tế, thì của khu vực kinh tế nhà nước là 7,8, trong khi kinh tế ngoài nhà nước là 3,2.

Yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đang trở nên cấp bách và để đạt được mục tiêu đó phải tái cơ cấu vốn đầu tư, tái cơ cấu đầu tư ngay từ bây giờ và chuẩn bị cho Việt Nam ngay sau khi ra khỏi suy thoái”, ông Thanh nhấn mạnh và cho rằng, cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, cũng phải tập trung tái cơ cấu thể chế, tái cơ cấu doanh nghiệp, thậm chí cả tái cơ cấu thu - chi ngân sách nhà nước.

Theo quan điểm của ông Thanh, mô hình phát triển của nền kinh tế nước ta trong nhiều năm qua là mô hình hướng ngoại, dựa nhiều vào xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Thu ngân sách nhà nước từ thu nội địa chỉ chiếm trên 50%, còn lại là thu từ dầu thô và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

“Mô hình này có thể phù hợp trong điều kiện bình thường, nhưng lại khiến nền kinh tế và nền tài chính, tài khóa bị tổn thương khi nền kinh tế thế giới biến động”, ông Thanh nói và đề xuất rằng, trong thời gian tới nên điều chỉnh mô hình phát triển kinh tế - tài chính theo hướng phát huy tối đa nội lực, sử dụng hiệu quả ngoại lực, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm, tăng tiềm lực tài chính.

Đồng quan điểm với ông Thanh, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cũng cho rằng, muốn tái cấu trúc nền kinh tế, trước tiên phải tái cấu trúc các ngành kinh tế. Biện giải rằng, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua chưa đạt kết quả như mong muốn có nguyên nhân là do thiếu các chính sách điều chỉnh từ vĩ mô, TS. Trần Du Lịch cho rằng, phải xây dựng được hệ thống chính sách vĩ mô liên quan đến vấn đề này.

Một vấn đề quan trọng khác, theo TS. Trần Du Lịch, là phải tái cơ cấu, đó là tái cơ cấu thị trường. “Vấn đề cần xem xét hiện nay là định hướng và cân đối thế nào đối với thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Các nước đều đang có xu hướng bảo hộ mậu dịch, chính vì thế phải tính toán cho kỹ về sự cân đối của hai thị trường này”, TS. Trần Du Lịch nói.

Cùng với đó, các vấn đề liên quan đến tái cấu trúc đầu tư, tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp và tái cấu trúc thể chế cũng được TS. Trần Du Lịch đề cập. Theo TS. Trần Du Lịch, thể chế chính là động lực để phát triển kinh tế và bất cứ nước nào cũng sử dụng 4 công cụ là luật pháp, kế hoạch, 4 nhóm điều hành kinh tế vĩ mô (tài khóa, tiền tệ, ngoại thương…) và lực lượng vật chất của Nhà nước để xây dựng thể chế. “Muốn tái cấu trúc thể chế thì phải sử dụng cả 4 nhóm công cụ này”, TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh.

 

(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Tăng trưởng kinh tế 2009 có thể ở mức 5%
  • chuyện về thắng - thua, hay bồ câu - diều hâu
  • Về sách Hán, Nôm Việt Nam tại Nhật Bản
  • Thư viện Nhật có sách Việt
  • Lịch sử quan hệ Việt - Nhật
  • Người Nhật Bản đầu tiên tới Việt Nam
  • Lễ hội Việt - Nhật năm 2003
  • Viện trợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi