NGƯỜI NHẬT BẢN ĐẦU TIÊN TỚI VIỆT NAM
Nhật Bản và Việt Nam đã có giao lưu từ khoảng hơn 1.000 năm trước. Đó là thời đại "Nara" (Nại Lương Thời Đại) tới "Heian" (Bình An Thời Đại) ở Nhật Bản và thời nhà Đường (618-907) ở Trung Hoa.
Khi đó, các sứ giả được Nhật Bản gởi đi Trung Hoa học gọi là "Kentoshi" (Khiển Đường Sứ). Vì thuyền bị gió bão nhiều người bị chết hay trôi dạt về phương Nam tới miền bắc hoặc trung Việt Nam hiện naỵ Trong số những người phiêu dạt ấy có các nhà sư như: "Kukai" (Không Hải) và "Kanjin" (Giám Chân).
Theo tài liệu lịch sử, người Nhật Bản đầu tiên tới Việt Nam là ông Nakamaro Abeno (A Bội Trọng Ma Lữ) và Kiyokawa Fujihara (Đằng Nguyên Thanh Hà)... Năm 716, ông Nakamaro sang Trung Hoa du học vào thời nhà Đường, tức thời Nara, Heian ở Nhật, có tên Trung Hoa là Triều Hàng, sau lại đổi là Triều Hoành. Trên đường về nước, thuyền của ông bị giạt vào An Nam đô hộ xứ (Việt Nam), sau ông trở lại Trường An, Trung Hoa. Năm 753, Triều Hoành 55 tuổi, làm Bí Thư Giám phụ trách thư viện của Hoàng Đế, kiêm Vệ Úy Khanh chỉ huy đội cấm vê.. Năm 761, niên hiệu Thượng Nguyên, ông được cử sang An Nam làm Tiết Độ Sứ hay Chấn Nam Đô Hộ, tức người đứng đầu trông coi xứ Việt Nam (lúc bất giờ mới chỉ có nửa phía bắc) và có công trong việc hòa giải tranh chấp giữa các dân tộc thiểu số ở biên giới Vân Nam. Tới năm 767, ông trở về Trung Quốc và sau đó mất tại Trường An.
Từ cuối thế kỷ 14, vương quốc Lưu Cầu (Ryukyu, tức quần đảo Okinawa (Xung Thằng), gần Đài Loan, sau bị sát nhập vào Nhật Bản) đã gởi một văn thư sang Việt Nam.
Từ cuối thế kỷ 16, vào năm 1583, đã có tàu Nhật tới Hội An, Đà Nẵng và sau đó tới Cửa Việt thuộc Quảng Tri.. Ở Đàng Trong, đã có thư trao đổi giữa Chúa Nguyễn Hoàng và Mạc Phủ Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) cũng như thư của Nguyễn Hoàng viết năm 1604 gởi Thiên Hoàng Hy Tôn Hiếu Văn. Ở Đàng ngoài, Chúa Trịnh cũng có thư viết năm 1610 về việc tàu buôn Nhật Bản đến Nghệ An năm 1609 bị sóng gió, phải lánh nạn và chờ tìm đường về nước.
Sự buôn bán trở nên thường xuyên hơn vào đầu thế kỷ 17, các tàu Nhật Bản đi buôn ở hải ngoại gọi là "Goshuinsen" (Ngự Chu Ấn Thuyền), là các thuyền có giấy phép đóng dấu đỏ (shuin, chu ấn) của "Shogun" tức Tướng Quân thời bấy giờ, từ các phố cảng Nagasaki (Trường Kỳ) thuộc Kyushu (Cửu Châu), Sakai (Cảnh) thuộc Osaka (Đại Phản)... thường ghé Ma Cao rồi tới Hà Nội, Hội An, Thanh Hà... buôn bán. Hội An khi đó là cảng nằm trên con đường "tơ lụa biển" nối liền đông-tây, nằm trên sông Thu Bồn, gần Cửa Đại, phía Nam Đà Nẵng, thuộc tỉnh Quảng Nam. Họ đem bán vàng, bạc, gươm, đao, mành xếp, quạt xếp, những đồng tiền bằng đồng và đồ sứ "Hizen" (Phì Tiền, tên một nước cổ vùng Kyushu)... rồi mua về tơ tằm, san hô, ngà voi, da hươu, đồ gốm...
Nổi bật trong số các thương gia đến buôn bán ở Đàng Ngoài, mà người Nhật thời đó gọi là An Nam (Annam), là hai cha con ông Ryoi Suminokura (Giác Thương Liễu Dĩ, 1554-1614, sau được dựng tượng ở Sagano) và Ryoi Suminokura (Giác Thương Dữ Nhất, 1571-1632), được kể là hào thương (thương gia có tài trí hơn người) thời đó. Với tư cách sứ giả mậu dịch, họ là người đầu tiên nhận giấy phép đi Việt Nam của Tướng Quân Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang). Giấy phép là một tờ giấy chỉ có ghi hàng chữ (Ji Nippon To Tokyo, Tự Nhật Bản Đáo Đông Kinh, nghĩa là Từ Nhật Bản đến Đông Kinh, Đông Kinh là tên gọi Hà Nội thời đó, còn Đông Kinh của Nhật thời đó là Giang Hộ (Edo)) và đóng dấu đỏ.
Họ khởi hành chuyến đầu tiên vào cuối thu năm 1603 và trở lại Nhật tháng 6/1604. Các thuyền buôn thời đó đều phải chờ gió bắc vào tháng 10 đến 11 để giăng buồm xuôi nam và sau đó chờ gió nồm (nam) vào tháng 7, mùa hè năm sau để trở lên hướng bắc, về Nhật. Vì vậy họ đã lập ra khu Cẩm Phố để cư ngụ lâu dài, trong khi người Hoa thì có phố Minh Hương. Cuộc hành trình tất nhiên rất gian nan và vất vả, kéo dài cả 8 tháng. Nhưng bù lại, lợi nhuận được phỏng đoán là lời 100 đến 200%. Từ năm 1603 đến 1634 (là năm Tướng Quân ra lệnh bế môn tỏa cảng), họ đã đi Việt Nam tất cả 17 lần, trung bình cứ hai năm một chuyến.
Họ chủ yếu mua dược liệu, trầm, tơ sợi, lụa, hương liệu như hồ tiêu, nghệ, rồi chì, đá tiêu (dùng làm đạn và chế thuốc súng) và thư tịch (các sách từ Trung Quốc đưa vào). Và họ bán quạt, dù, ấm đun thuốc bằng kim loại, tiền đồng, súng đạn, đao kiếm, khoáng sản như lưu huỳnh, thiếc, đồng, bạc... Kiếm Nhật nổi tiếng là sắc bén, nên là một trong những món hàng được người Việt thời đó ưa thích nhất.
Năm 1999, khu phố cổ Hội An... đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới, với 1.310 di tích, trong số đó có hơn 20 di tích của người Nhật và Hoạ
Có thể Nhật Bản và Việt Nam đã có giao thương từ cả trước thế kỷ 16, 17, cụ thể qua các gốm men Hải Dương, Bát Tràng. Thật vậy, ngày nay, các nhà khảo cổ Nhật Bản tìm thấy rất nhiều đồ gốm Việt Nam thuộc các niên đại từ thế kỷ 14 đến 15 ở Dazaifu (ẸáÉâỂđ, Thái Tể Phủ) như các bát tráng men trắng đục và trắng vàng xám trong lòng thường trang trí hoa văn màu xanh lam nhạt. Họ cũng khám phá thấy một số đồ gốm khác niên đại thế kỷ 15 đến 17 tại Hakata (Bác Đa, là thương cảng cổ lớn nhất của Nhật Bản, sau tàn lụi và từ thế kỷ 17 chuyển sang cảng Nagasaki) thuộc Kyushu (Cửu Châu).
Tuy Việt Nam đã dùng tiền đúc bằng đồng từ nhà Đinh thế kỷ thứ 10, nhưng thường gọi là Hưng Bảo, Thông Bảo, Nguyên Bảo... và chia ra quan, tiền... Nhưng chính trong thời kỳ này, chữ "đồng" (từ loại tiền bằng đồng (銅) của Nhật Bản, tiếng Nhật đọc là "do") bắt đầu phổ cập và sau đã trở thành đơn vị tiền tệ của Việt Nam cho đến naỵ
Hiện vẫn còn di tích một phố cổ đã có thời khoảng 700 người Nhật Bản cư ngụ, với Chùa Cầu xây năm 1593 và một số mộ cổ. Chùa Cầu là kiến trúc độc đáo, ngôi chùa nằm ngay trên cầu, bắc qua con rạch chảy ra sông Thu Bồn, với sự đóng góp phần lớn của người Nhật và các phụ nữ Việt lấy chồng Nhật, còn gọi là Cầu Nhật Bản. Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cầu là "Lai Viễn Kiều". Nhật Bản cũng tài trợ trùng tu nhiều di tích văn hóa tại Hội An cũng như đền đài tại Huế... Chùa Cầu còn gọi là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.
Vua Thành Thái cũng đã từng gởi quốc thư đến Thiên Hoàng Nhật lúc đó là Minh Trị nhân dịp Nhật Hoàng mời nhà Vua dự lễ chiến thắng Nga sau trận Đối Mã (Tsushima) năm 1905. Nhà vua muốn đi dự, nhưng bị Toàn Quyền P. Beau ngăn cản. Vua Thành Thái đã bí mật cử một Hoàng Thân đi thaỵ Trước khi đi, nhà vua gọi Hoàng Thân ấy vào và dặn dò: "Trong cái nón có ghép thư gởi Nhật Hoàng, mong cơ hội thượng quốc giúp đỡ Việt Nam chống Pháp". Nhưng sự kiện bị nội gián tiết lộ, nên khi sứ giả sắp xuống tàu ở Đà Nẵng thì bị Công Sứ Quảng Nam tới giữ ngay chiếc nón ấy lại và khám phá được quốc thự
Đầu thế kỷ 20, Nhật Bản hùng mạnh, các nhà cách mạng Việt Nam tới Nhật Bản cầu cứu và đưa khoảng 200 du học sinh đến. Nhưng rồi Nhật vì quyền lợi, đã cấu kết với Pháp trục xuất các nhà cách mạng và du học sinh Việt. Cùng với việc Nhật bỏ rơi nhà cách mạng Trần Trung Lập và lúc thì xua đuổi, lúc thì nuôi dưỡng Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đều cho thấy Nhật Bản đặt quyền lợi của họ lên trên hết, điều đó làm đã làm nhiều người Việt thất vọng và đau lòng không ít.
Thời Thế Chiến Thứ 2, cuối năm 1940, quân đội Nhật do Tướng Tsuchihashi (Thổ Kiều) chỉ huy đã tới Việt Nam với quân số khoảng 80.000 người và lực lượng hậu cần khoảng 200.000 ngườị Quân Nhật ép nhà cầm quyền Pháp hợp tác, trong đó có việc thu mua lúa gạo bán cho Nhật nuôi quân tại chỗ, dự trữ gạo cho Quân Đoàn 38 của Nhật ở Đông Dương, dự trù để xuất cảng qua Nhật 1.000.000 tấn gạo trong vụ mùa năm 1942-43 và bắt nông dân trồng đay từ 18.850 mẫu năm 1942 lên 42.546 mẫu năm 1944... Đó là một trong những yếu tố gây nên nạn đói năm Ất Dậu 1945, khiến khoảng 1 triệu người Việt bị thiệt mạng (con số 2 triệu là con số thổi phồng). Yếu tố khác là bị bão và mất mùa, chiến tranh nên không chở gạo từ nam ra bắc được.
Các tài liệu và sử gia đã đưa ra nhiều con số khác nhau về người chết trong nạn đói Ất Dậu, từ 100.000 đến 2.000.000. Theo suy luận tổng hợp của chúng tôi thì số người chết đói khoảng 1.000.000, con số 2.000.000 do quốc hội đầu tiên năm 1945 đưa ra và ông Hồ Chí Minh nói trong tuyên ngôn độc lập là con số quá lớn, nhằm tuyên truyền và kích động đấu tranh lúc đó hơn là thực tế. Ông Nguyễn Mạnh Côn khi đó là đại biểu Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội trong quốc hội này đã từng kể lại với nhà văn Hoàng Hải Thủy đại ý là "Chúng tôi quyết định để là 2.000.000 người chết, đâu có làm thống kê mà biết chắc con số... con số 2.000.000 do chúng tôi đặt ra trở thành số liệu lịch sử". (Hoàng Hải Thủy trong "Sống Và Chết Ở Sài Gòn", Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2002).
Ngày 3/9/1945, họ bất thần làm cuộc đảo chánh chế độ thực dân của Pháp Quốc thành công. Trong lúc Nhật Bản bắt đầu yếu và sắp thua mà làm đảo chánh vì nhà cầm quyền Pháp đang thuộc chính phủ Pétain thân Đức chuyển qua thuộc Charles de Gaulle là người lãnh đạo kháng chiến Pháp chống Đức đã cùng quân đội Đồng Minh tiến vào Paris ngày 23/8/1944.
Họ nêu cao danh nghĩa "Đại Đông Á" (Daitoa), giúp các dân tộc nhược tiểu vùng lên giành độc lập và "trao quyền" cai trị đất nước lại cho người Việt. Nhật Bản đã đưa kín đáo nói với vua Bảo Đại đưa cụ Trần Trọng Kim lên làm Thủ Tướng, thành lập chính phủ mà không có bộ Quốc Phòng, không có quân đội nên mặt an ninh và đường lối vẫn phải dựa vào quân Nhật.
Nhưng sau khi thua trận Thế Chiến Thứ 2 thì quân đội Nhật rút đi, chỉ còn một số người giải ngũ ở lạị Họ hợp tác giúp các nhóm kháng chiến chống Pháp hoặc lập gia đình với người Việt. Sau có một số trở về Nhật, một số định cư luôn ở Nam Việt Nam, nhưng sau năm 1975, hầu như tất cả số người còn ở lại miềm Nam đã bị ép trở về nước cùng gia đình (vợ Việt và con cái).
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com