Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Về sách Hán, Nôm Việt Nam tại Nhật Bản

VỀ SÁCH HÁN, NÔM VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN

Lâu nay, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn được một vài thân hữu hỏi thăm về sách Hán, Nôm của Việt Nam ở Nhật như thế nào? Chúng tôi không thể trả lời rõ ràng vì trình độ còn non kém không đọc thông và nhất là vì không được phép vào các thư viện xem. Sau một thời gian liên lạc thu thập tin tức, chúng tôi được biết, ở Nhật có tổng cộng khoảng 500 cuốn sách Hán, Nôm của Việt Nam, phần lớn được đem về thời trước và sau Thế Chiến Thứ 2.


Các nơi lưu trữ loại sách này như Thư Viện Quốc Hội (Kokkai Toshokan), Văn Khố Matsumoto (Tùng Bản Văn Khố) thuộc Đại Học Keio (Khánh Ứng), Thư Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Đông Dương thuộc Đại Học Tokyo (Đông Kinh), nhưng quan trọng nhất là Đông Dương Văn Khố (Toyo Bunko) ở Tokyo.

Năm 1939, đã có bảng liệt kê các sách Hán, Nôm ở Đông Dương Văn Khố, thấy được 106 cuốn. Năm 1993, bà Nguyễn Thị Oanh thuộc Viện Hán-Nôm Việt Nam đã được cử qua Nhật làm bảng liệt kê sách Hán, Nôm ở viện này thấy có 234 cuốn kể cả vi phim hoặc tả bản (bản chép)... và đã liệt kê ra 193 cuốn, trong số này có 13 cuốn ở Việt Nam không có. Các sách mà Việt Nam không có gồm:

1- Dã Sử Tập Biên, bản chép tay, ghi lại lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến Gia Long và nói sơ về các nước lân cận như Cao Miên, Miến Điện... 919 trang.

2- Đại Nam Đương Án, bản chép tay, sách do các quan Bộ Lễ soạn năm 1892.

3- Đại Nam Hội Điển Toát Yếu, bán chép từ vi phim. Do các quan lại ở Lục Bộ soạn. Hội điển triều Nguyễn, gồm các chỉ dụ, nghị định về thuế, công việc của Lục Bộ, Đô Sát Viện, Nội Các, Hàn Lâm Viện... 424 trang.

4- Đại Nam Pháp Lệnh Tập, bản chép tay, 122 trang.

5- Hình Bộ Điều Lệ Vựng Biên, bản chép tay, 150 trang.

6- Hội Đồng Thích Cải Nghĩ, bản chép tay năm 1901, 4 quyển.

7- Khâm Định An Nam Kỷ Lược, bản sao từ bản chép tay, có quyển 28, 30.

8- Lạng Thành Kỷ Thắng, bản chép tay, thơ đề vịnh Lạng Sơn của Ngô Thì Sĩ, bài đề vịnh năm Cảnh Hưng 40 của Hà Đình Nguyễn Thuật Hiên, văn bia ghi lại sắc phong Gia Long tặng Khâm Mục Bá Đa Lộc...

9- Lê Quý Ký Sự, bản chép tay, lịch sử Việt Nam từ năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777) đến Chiêu Thống thứ 3 (1788), 241 trang.

10- Như Tây Nhật Trình, bản chép tay, Vũ Văn Báo, Nguyễn Trưng... soạn năm Thành Thái thứ 1, 146 trang.

11- Ông Phán Trinh Thủ Bình An Bộ, bản chép tay, soạn năm Bính Dần, không rõ niên hiệu, sổ biên lai ghi số tiền và ngày tháng nhận tiền của ông Phán Trinh.

12- Toàn Hạt Quan Lại Lệ Tổng Lý Lý Lịch Sách, bản chép tay, soạn năm Duy Tân thứ 6 (1920), 206 trang.

13- Việt Sử Tiết Yếu, Trần Đình Lượng viết tựa, tổng tự về cương vực diên cách, in năm Duy Tân thứ 2 (1908), 260 trang.

Năm 1998, Bà Nguyễn Thị Oanh được cử qua Nhật lần thứ hai cùng với ông Trần Nghĩa để đọc và viết tóm lược nội dung các sách Hán, Nôm lưu trữ trong Đông Dương Văn Khố.

Xem như vậy thì số sách Hán, Nôm do Việt Nam biên soạn hiện có ở Nhật Bản không nhiều lắm so với ở Pháp, Ý, Hoa Kỳ (ở Đại Học Cornell có khoảng 550 cuốn Hán, Nôm)... Những sách Việt Nam không còn thì các cơ quan thẩm quyền ở Việt Nam có thể yêu cầu được sao lại.

Năm 1964, sau khi Đông Dương Văn Khố in lại bản đồ Việt Nam thời Hồng Đức đã trao trả bản chỉnh về lại cho viện bảo tàng ở Hà Nội.

Đầu hậu thập niên 70, có người Nhật phát hiện tại một tiệm bán đồ cổ ở Nhật một cái chuông đồng của Việt Nam thuộc chùa Ngũ Hộ, làng Kim Thôi, miền Bắc. Chuông hình ống, cao 1 mét, đường kính 42 cm, nặng khoảng 120 kg, bên trên có trạm hình con rồng hai đầu, bốn phía có khắc bốn chữ " Ngũ Hộ Tự Chung". Nhiều người Nhật đã đứng ra quyên góp tiền mua lại chuông này để gởi trả về Việt Nam, được giới truyền thông ủng hô.. Phía tiệm đồ cổ đòi giá 5 triệu Yen, trong khi đó tiền quyên góp được tới 9,6 triệu Yen.

Ngày 14/6/1978, đã có một buổi lễ trao trả chuông tại chùa Quán Sứ và sau đó đem về chùa Bút Tháp ở tỉnh Bắc Ninh (tên cũ là Hà Bắc). Từ đó, tiếng chuông lại vang vọng ở Việt Nam, quê hương của chính cái chuông đó!

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Thư viện Nhật có sách Việt
  • Lịch sử quan hệ Việt - Nhật
  • Người Nhật Bản đầu tiên tới Việt Nam
  • Lễ hội Việt - Nhật năm 2003
  • Viện trợ
  • Thương mại giữa hai nước
  • Áo dài Việt Nam
  • Người Nhật ăn trứng gà lộn!!!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi