Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Viện trợ

VIỆN TRỢ

Năm 1959, Nhật Bản đã ký hiệp ước bồi thường chiến tranh với Việt Nam Cộng Hòa qua việc tài trợ xây đập Đa Nhim... và các viện trợ khác cho tới năm 1975. Năm 1999, lại viện trợ tái thiết đập Đa Nhim.

Sau 1975, Nhật Bản mở lại viện trợ cho Việt Nam. Số tiền viện trợ không bồi hoàn là 28 triệu Mỹ Kim năm 1975 và 17 triệu Mỹ Kim năm 1976... Năm 1977, Nhật Bản hứa hẹn chương trình viện trợ khoảng 140 triệu Mỹ Kim trong 4 năm. Nhưng năm 1978 đã đình chỉ vì nhà cầm quyền Việt Nam mở cuộc tấn công Cam Bốt. 

Năm 1986, sau khi nhà cầm quyền Việt Nam rút quân khỏi Cam Bốt, Nhật Bản mở lại viện trơ..

Năm 1987, khi nhà cầm quyền Việt Nam quyết định "đổi mới" (ẰhẰCẰẮẰC) chuyển sang kinh tế thị trường, Nhật Bản đã cùng Pháp Quốc... giúp Việt Nam thanh toán các nợ cũ, mở đường vay tiền từ các quỹ tiền tê..

Số tiền viện trợ của Nhật Bản lúc đầu đứng thứ hai sau Thụy Điển. Nhưng từ năm 1992, Nhật Bản là nước viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam, đặc biệt nhắm tới các công trình xây cất hạ tầng như bến cảng, xa lộ, cầu cống, nhà máy lọc dầu, phi trường, hầm mỏ, viễn thông, khai thác than đá... Số tiền viện trợ từ khoảng vài chục triệu MK lúc đầu, lên khoảng 700 triệu MK năm 1998, rồi 850 triệu MK năm 1999, 1 tỷ MK năm 2002, sau đó giảm xuống... chỉ đứng thứ 2 sau Nam Dương. Cho tới năm 2002, tổng cộng trong 10 năm khoảng 7 tỷ MK tức 40% tổng số viện trợ mà Việt Nam nhận được.

Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam không những tài chính, thiết bị (hard) mà còn viện trợ đường lối (soft), tức cố vấn về chính sách kinh tế, luật pháp như Luật Dân Sư.. Luật pháp của Việt, Nhật và Pháp tương tự nhau vì cùng dựa trên bộ luật Napoleon. Theo luật này, tòa án không dùng bồi thẩm đoàn và hình phạt chiếu theo tội chung (không tính riêng như Hoa Kỳ), tương đối phải chăng không quá đáng. 

Cho tới năm 2005, có khoảng 1.350 du học sinh tại Nhật, phần lớn lúc đầu được học bổng của chính phủ Nhật trong 3 năm (3 năm học Nhật ngữ và 2 năm học chuyên môn, mỗi tháng khoảng 180.000 đến 200.000 Yen) hay 5 năm (3 năm học Nhật ngữ và 4 năm Đại Học). Sau đó có một số tự túc học lên Đại Học hay Cao Học. Sau này nhà nước Việt Nam cũng cấp một số học bổng. Trong số trên có khoảng 100 người đi tự túc do gia đình hoặc những người Nhật quen bảo lãnh. Hàng trăm người khác được học bổng của chính phủ Nhật đi tu nghiệp chuyên môn về y khoa, ngư nghiệp, hầm mỏ... Một số tổ chức thiện nguyện cũng giúp người mù qua học về châm cứụ

Cho tới năm 2000, tức trong mười năm qua, chính phủ Nhật đã viện trợ không bồi hoàn khoảng 100 triệu Mỹ Kim, để xây khoảng 250 trường Tiểu Học tại 17 tỉnh thường xuyên bị bão lụt ở Việt Nam, bao gồm khoảng hơn 3.000 lớp học. Hàng chục làng cho người khuyết tật...

Phía Việt Nam có Hội Hữu Nghị Viê.t-Nhật thành lập năm 1965 ở Hà Nội, kết hợp chặt chẽ với Hội Hữu Nghị Nhâ.t-Việt  thành lập năm 1955...

HỖ TRỢ CA GHÉP GAN ĐẦU TIÊN Ở VN

Ngày 31/1/2004, đã diễn ra ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam ở Học Viện Quân Y, Hà Nội với sự tiếp tay trực tiếp của phái đoàn Bác Sĩ Nhật gồm 5 người do Bác Sĩ Giáo Sư Masatoshi Makuuchi, Chủ Nhiệm Khoa Giải Phẩu Gan-Mật, thuộc trường Đại Học Y Khoa Tokyo hướng dẫn và đem theo các thiết bị tối tân nhất. Cầm đầu phía Việt Nam là các Bác Sĩ Lê Trung Hải, Nguyễn Thanh Liêm, Đỗ Tất Cường... và rất nhiều chuyên gia liên hệ, có 8 kíp làm việc thường xuyên, kể cả thay ca là 20 kíp, quy tụ 120 Giáo Sư và Bác Sĩ của 3 bệnh viện lớn nhất VN là bệnh viện trên cùng với Viện Nhi Trung Ương và Chợ Rẫỵ

Cháu Nguyễn Thị Diệp 10 tuổi, bị sơ hư gan và nhận 1/2 lá gan trái từ bố là ông Nguyễn Quốc Phòng 32 tuổi để ghép thay vào chỗ gan cũ bị hự Ca phẫu thuật thuộc loại khó khăn bậc nhất này đã phải mất tới 5 năm chuẩn bị, nhiều chuyên gia Việt Nam đã được cử đi ra nước ngoài học thêm về chuyên môn và thực tập 2 lần trên lơ.n/heo.

Ca mổ dùng loại dao siêu âm chuyên dụng "Cusa", rạch đến đâu thì hút và cầm máu đến đó, kéo dài trong 18 giờ (thay vì dự định 12 giờ) với 70 loại thuốc và 23 lít máu dự phòng nhưng chỉ phải dùng 4 lít tiếp cho cháu Diệp. Riêng phần lấy gan của ông Phòng mất 8 giờ đồng hồ và lấy gan hư của cháu Diệp ra mất 7,30 giờ đồng hồ vì gan bị dính với màng ruột, khó nhất là việc cắt và ghép các vi mạch... Ca ghép tiến hành cùng lúc tại 4 phòng, phòng lấy gan và rửa gan, phòng ghép gan và vi phẫu thuật nối động mạch gan, phòng sau mổ và hồi sức cho người hiến và nhận gan.

Chi phí một ca ghép gan ước lượng phí tổn khoảng 1 tỷ đồng Việt Nam (hơn 60.000 Mỹ Kim), lần này có tính cách thử nghiệm nên bệnh nhân được miễn phí, ở các nước như Nhật và Âu-Mỹ thường tốn khoảng từ 150.000 đến 200.000 Mỹ Kim. Theo Bác Sĩ Lê Thế Trung, 78 tuổi, người đầu tiên ghép thận thành công tại Việt Nam năm 1992, sau khi nối mạch máu, gan hồng hào, tốt, coi như bước đầu thành công. Ca mổ chỉ được coi là thành công nếu bệnh nhân ở trong tình trạng ổn định sau khi ghép khoảng 15 ngàỵ Ông Phòng sẽ xuất viện sau 1 tháng, còn cháu Diệp thì phải cần tới 3 tháng theo dõi.

Hình ảnh ca phẫu thuật đã được truyền ra ngoài cho các chuyên gia và giới truyền thông theo dõị Một số trang nhà ở Việt Nam đã nhanh chóng lên tin hàng giờ về ca ghép gan. Kế tiếp vụ này, Bác Sĩ Giáo Sư Masatoshi Makuuchi cũng đã nhận lời sẽ tiếp tay ca ghép gan thứ hai ở bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Sau khi ghép xong, phái đoàn Nhật dù thức suốt đêm đã bay về ngay sáng 1/2, chỉ có ông Takashi Niiya là chuyên gia về hậu giải phẫu ở lạị để theo dõi bệnh nhân.

Ca ghép gan đầu tiên diễn ra tại Hoa Kỳ năm 1963, tới nay đã có hàng chục ngàn ca ghép diễn ra, tỷ lệ thành công là 67-79%, tương đối thấp hơn các loại ghép khác như võng mạc, tim, thận. Tỷ lệ bệnh nhân được ghép gan sống được sau 1 năm là 88%, sau 5 năm là 70% và sau 10 năm là 61%.

Sau các ca ghép thận, giải phẫu tách đôi song sinh dính nhau, tuy về kỹ thuật và thuốc men vẫn hoàn toàn phải dựa vào máy móc của Nhật... nhưng về mặt kiến thức thì ngành y khoa Việt Nam cũng đã tiến được một bước quan trọng.

Ông Phòng đã rời bệnh viện vào nhà nghĩ dưỡng sức từ cuối tháng 2. Em Diệp đã trải qua 2 lần phải ứng thải gan ghép (reject reaction) cấp tính ngày 13-24/2 nhưng đều vượt qua được, sức khỏe của em hồi phục tốt nên đã được đưa ra phòng bệnh thường từ ngày 10/3/2004.

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Về sách Hán, Nôm Việt Nam tại Nhật Bản
  • Thư viện Nhật có sách Việt
  • Lịch sử quan hệ Việt - Nhật
  • Người Nhật Bản đầu tiên tới Việt Nam
  • Lễ hội Việt - Nhật năm 2003
  • Thương mại giữa hai nước
  • Áo dài Việt Nam
  • Người Nhật ăn trứng gà lộn!!!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi