Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài 1: Cá độ từ A đến Z

Chuyện cá cược bóng đá đang tồn tại dù người ta có thừa nhận hoặc không thừa nhận về nó. Cứ mỗi mùa World Cup hoặc Euro, đọc báo lại thấy hàng loạt vụ cá độ bị bắt với số tiền lên đến hơn cả tỉ đồng. Thật ra, với dân chơi cá cược thì những vụ ấy chỉ mới là Y, chứ chưa tới Z bởi cá cược bây giờ dễ như ăn gỏi nên tiền tỉ vẫn chưa là gì.

Cá độ qua mạng

 
Dù là giải đấu lớn, nhỏ, giao hữu ở Việt Nam thì “nhà cái” cũng không bỏ qua khi hết mình tạo “sân chơi” cho dân cá độ.Ảnh: Tất Đạt (chụp màn hình)

Ngày trước, cá độ phải tụ tập thành nhóm ở quán càphê như kiểu quán càphê bida của Trương Hiền Bảo đã bị công an phá cách đây mấy năm. Cá độ bóng đá lúc ấy “rầm trời” lắm, ồn ào lắm mà cũng nhiêu khê lắm. Chuyện cãi cọ, đánh nhau thường xuyên nên tổ chức các tụ điểm ấy thường là dân giang hồ máu mặt. Vừa để ổn định khi có xích mích vừa để làm kèo. Nếu muốn cá độ không đến tận “lò” thì phải bắt từ sớm, thậm chí là có cả “phơi”. Tóm lại, cá độ ngày xưa khó khăn hơn hẳn bây giờ.

Đến khi internet trở thành thứ không có gì mới lạ, nhất là khi điện thoại di động cũng truy cập internet một cách dễ dàng thì chuyện cá độ, cá cược qua mạng cũng cực kỳ dễ. Thậm chí, nhiều tờ báo có in bảng tỷ lệ cá cược ngày xưa bán đắt như tôm tươi, đã có lúc đó được coi như “kèo chính” thì giờ chỉ còn là “tài liệu tham khảo” với những tay chơi “cò con” mà thôi. Chỉ cần lên mạng ở một số trang web, người ta thấy bảng tỷ lệ tất cả các trận đấu hiện đủ, thậm chí các trang web cá cược còn quảng cáo rầm rộ, những người đăng ký tài khoản mới còn được tặng đến hàng chục USD. Không rảnh lên mạng thì chỉ cần nhắn tin với những lời quảng cáo đầy “mượt mà” như cùng chuyên gia dự đoán kết quả… Thật ra, đó chỉ là một hình thức để được báo kèo mới nhất chứ chẳng có quái gì hơn. Mà cá cược bây giờ phong phú hơn khi xưa nhiều. Chỉ cần với một chiếc máy tính, người chơi có thể cá xem từ phút 65 trở đi, có hay không có bàn thắng, đội nào giao bóng trước, rồi “tài xỉu” cả trận, thẻ vàng, thẻ đỏ, phạt góc… ôi thôi đủ thứ.

“Vòi bạch tuộc” tới Việt Nam

Hỏi chuyện ông bầu Đoàn Nguyên Đức của HA.GL về giá trị một bảng quảng cáo mà đơn vị này đặt trên sân của Arsenal tận trời Âu, ông không nói cụ thể, nhưng ông nói cứ tính việc các trận đấu của giải được trực tiếp ở nhiều quốc gia rồi so với quảng cáo trên đài Truyền hình TP.HCM (HTV) thôi thì đủ hiểu giá trị thế nào. Nói vậy để thấy, việc các trang cá cược chấp nhận quảng cáo trên nhiều sân cỏ nước Anh với tiếng Việt chứng tỏ họ coi Việt Nam là môi trường đầu tư có lợi nhuận và hấp dẫn.

Không chỉ đơn giản là giúp cho người Việt Nam biết hơn đến họ để chơi cá cược giải bóng đá ngoại hạng Anh, Ý hay Tây Ban Nha, các giải nổi tiếng như người ta thường nghĩ. Các trang mạng này chấp nhận cả việc “đánh mù” nghĩa là cho người chơi chọn những trận đấu từ giải nữ ở châu Phi cho đến giải U ở châu Á mà chẳng có đài truyền hình nào chiếu cả. Thậm chí, tennis, bóng rổ, cầu lông cũng có luôn. Và hình như để tạo “giao diện thân thiện” các giải đấu tổ chức ở Việt Nam cũng được đưa lên hệ thống cá cược. Nói đâu xa, giải cúp bóng đá 1.000 năm Thăng Long tổ chức ở Hà Nội, giải cúp bóng đá TP.HCM có đội Olympic Việt Nam tham dự cũng kèo để cá cược đầy đủ. Chưa dừng lại ở đó, các nhà cái còn đang tính đến việc đưa luôn tỷ lệ cược của các trận đấu V-League ở mùa giải năm sau. Họ đã bắt đầu bằng việc cập nhật tỷ số các trận đấu ở V-League trên trang web LiveScore, thậm chí còn nhanh và chuẩn xác hơn cả các trang mạng Việt Nam.

Nói không ngoa, ngày xưa cá cược có vẻ thần bí lắm, ghê gớm lắm. Giờ cá độ ăn tiền hẳn hoi dễ dàng chỉ bằng một cái click chuột. Ngày xưa nói cá độ, người ta nghĩ ngay đến bóng đá quốc tế, giờ bóng đá giao hữu cũng có. Cá cược bây giờ rất “phổ cập”, trai đánh cũng được, gái thích cũng có thể chơi, dân làm ăn hay công chức văn phòng đều tham dự. Chính vì vậy, khi vụ PMU18 bị khởi tố, người ta thấy có bị cáo đánh cược một đêm cả trăm ngàn USD.

(Theo Tấn Đạt // SGTT)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi