Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài cuối: Cần đa dạng nguồn tín dụng

Song song với chính sách cho sinh viên vay vốn từ ngân sách, nhiều trường, nhiều tổ chức của sinh viên đã chủ động tìm kiếm nhiều nguồn vốn khác để sinh viên có thể tiếp cận trang trải tiền ăn học. Tuy nhiên về lâu về dài, một hệ thống tín dụng rộng khắp, thủ tục hanh thông mới là nguồn vốn giúp sinh viên yên tâm học tập…

Trường linh động tìm nguồn vốn

 
Có nguồn tín dụng, sinh viên mới có thể tiếp cận để trang trải tiền ăn học.Ảnh: Trung Dũng

Năm 2009, đại học Hoa Sen có ký thoả thuận hợp tác với ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) thực hiện một chương trình tín dụng cho sinh viên. Theo đó, MHB sẽ hỗ trợ một gói tín dụng trị giá 20 tỉ đồng cho sinh viên Hoa Sen vay đóng học phí. Với gói tín dụng này, sinh viên của trường có khả năng vay tới hạn mức tương đương 100% mức học phí. Tuy nhiên, theo bà Bùi Trân Thuý, giám đốc trung tâm Hỗ trợ sinh viên và cộng đồng đại học Hoa Sen, chương trình tín dụng nói trên đã “chết yểu” vì phần lớn sinh viên không thoả mãn được các điều kiện mà MHB đưa ra (phải có hộ khẩu TP.HCM, có tài sản thế chấp…). Bà Thuý cho biết, hiện nay các ngân hàng thương mại đều ưu tiên khả năng thu hồi vốn của họ nên ít có chương trình tín dụng nào của khu vực ngân hàng này đáp ứng nhu cầu vay của sinh viên. Do đó, sinh viên chỉ biết dựa vào ngân hàng Chính sách xã hội và chương trình tín dụng học tập của Chính phủ. Việc điều chỉnh đối tượng vay vốn mới đây đã tạo một cú sốc lớn. Nhiều sinh viên học xong năm thứ nhất, sang năm thứ hai không được vay nữa. “Bản thân tôi đã ký xác nhận cho hơn 1.000 sinh viên, nhưng không biết bao nhiêu trong số đó có khả năng vay được”, bà Thuý nói.

Trước đây, nhiều trường đại học đã năng động tìm nguồn vốn vay cho sinh viên bằng cách thoả thuận hợp tác với các ngân hàng thương mại. Đại học FPT đã ký thoả thuận với ngân hàng Đầu tư và phát triển triển khai chương trình tín dụng cho sinh viên vay học phí bằng tín chấp với lãi suất ưu đãi, trả góp sau khi tốt nghiệp. Đại học quốc tế RMIT Việt Nam và ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cung cấp các khoản vay cho sinh viên theo học chương trình Anh ngữ, cao đẳng, đại học và sau đại học. Với chương trình này, sinh viên có thể trả khoảng 30% của khoản vay khi đang học và 70% còn lại được trả sau khi tốt nghiệp. RMIT Việt Nam còn thoả thuận hợp tác với ngân hàng Techcombank hỗ trợ tài chính theo hình thức trả góp. Nhiều ngân hàng tuy không trực tiếp cho sinh viên vay vốn nhưng có các gói dịch vụ tạo điều kiện cho phụ huynh vay để đóng học phí cho con em (ngân hàng Đông Á), cho sinh viên vay du học, vay chứng minh năng lực tài chính, tạo điều kiện cho sinh viên năm cuối thực tập và trở thành nhân viên chính thức (ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)…

Ông Võ Tấn Thông, trưởng phòng công tác chính trị sinh viên đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết cách đây cả chục năm, trường này đã từng xây dựng một “quỹ ảo”: “Nhà trường dành ra một khoản tài chính cho quỹ này để hỗ trợ sinh viên khó khăn vay đóng học phí. Thực tế đây là học phí sinh viên phải đóng, nhưng trường chưa thu (cho vay không lấy lãi). Một số sinh viên khó khăn, học giỏi được nhà trường miễn luôn”. Ông Thông đơn cử: “Tổng số tiền học phí sinh viên phải đóng trong năm là 55 tỉ đồng, nhà trường giao chúng tôi 5 tỉ. Những sinh viên nào có hoàn cảnh khó khăn, làm đơn để trường khoa xét duyệt cho nợ học phí đến hết năm học hoặc ra trường trả lại”.

Giúp sinh viên nghèo bằng học bổng

Ông Quách Hải Đạt, giám đốc trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP.HCM, cho biết trước đây trung tâm có chương trình tín dụng Chắp cánh tương lai dành cho sinh viên, mức cho vay là một kỳ học phí và sẽ trả theo tháng. Nếu sinh viên không có việc làm thêm thì trung tâm tạo điều kiện để họ đi làm thêm, sau đó mới thu lại: “Tuy nhiên, sau này có chương trình của ngân hàng Chính sách xã hội thì trung tâm thấy chương trình này không cần thiết nữa, tiền đó trung tâm chuyển qua học bổng, đa số là cho sinh viên nghèo”. Hiện tại trung tâm Hỗ trợ sinh viên có nhiều chương trình học bổng đang triển khai, mỗi năm trao gần hai tỉ đồng.

Nhiều trường đại học, thay vì tìm nguồn tín dụng cho sinh viên vay như đại học Kinh tế, các trường thành viên thuộc đại học Quốc gia TP.HCM… linh động tìm các suất học bổng từ các tổ chức, doanh nghiệp. Ông Đạt cho rằng có rất nhiều tổ chức xã hội đang triển khai hàng loạt chương trình học bổng cho sinh viên, học sinh “nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số sinh viên mà mình cần hỗ trợ. Để một chương trình rộng khắp, có nguồn quỹ lâu dài cho sinh viên yên tâm học tập thì đương nhiên chương trình đó mang tầm vĩ mô, cần Chính phủ hoặc là các sở lao động – thương binh và xã hội… triển khai. Các tổ chức mà lo cho sinh viên thì lo sao nổi”. Cùng ý kiến đó, bà Thuý cho rằng chủ trương cho sinh viên vay vốn rất có ý nghĩa, quan trọng là phải điều chỉnh những bất cập, tồn tại hiện có, tạo ra cơ chế hanh thông hơn cho sinh viên tiếp cận nguồn vốn này. Ngoài ra, theo bà Thuý: “Cần huy động nhiều nguồn lực khác hỗ trợ sinh viên như việc vào cuộc của các ngân hàng thương mại hay các doanh nghiệp”. Lãnh đạo nhiều trường đại học cũng cho rằng cần linh hoạt trong chính sách hỗ trợ, tìm nguồn vốn cho sinh viên vay. Ông Thông cho biết cách làm của trường đã gặp phải trục trặc do “nguyên tắc tài chính không cho phép làm chuyện này vì kiểm toán sẽ rất phức tạp”.

Ông Lò Văn Đức, giám đốc ban tín dụng học sinh sinh viên, ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, cho biết: “Sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo vẫn được vay (tiền của quỹ tín dụng) bình thường. Trong khi hiện nay ngân hàng Chính sách xã hội cho vay cũng không phải rộng rãi về vốn bởi phụ thuộc nguồn vốn ngân sách nên việc nhiều tổ chức, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên khó khăn được vay là rất tốt”.

Kinh nghiệm từ Singapore

Ông Trần Hữu Phúc Tiến.Ảnh:

“Chính sách của Singapore cho sử dụng tiền từ quỹ Central provident fund, cũng giống như quỹ bảo hiểm xã hội. Mỗi người dân Singapore khi đi làm, người chủ sẽ đóng góp một phần, nhân viên đóng góp một phần. Quỹ này là một cơ quan độc lập. Ý nghĩa xã hội ở chỗ đây là tiền của toàn dân nên quỹ này dùng để cho người dân vay mua nhà, xe, đóng tiền cho con đi học...

Tất nhiên vay thì phải trả lãi suất. Lãi suất trung bình vay để đi học là 5,5%/năm. Tiền vay ưu đãi này cho phép trả trong vòng 20 năm sau khi ra trường (khoảng 100 đôla Singapore/tháng). Để tiền vay không mất đi thì người vay không được vay trực tiếp mà quỹ sẽ đưa một khoản kinh phí cho ngân hàng thương mại quản lý (thu chi hộ). Ngân hàng kiểm soát vay nợ. Ngoài ra phải có người bảo lãnh, bởi nếu “xù nợ” thì người bảo lãnh phải trả thay. Khi ra trường đi làm, ngân hàng sẽ khấu trừ tiền lương. Do quỹ lớn nên để thu hút nhân lực, họ cho sinh viên nước ngoài cũng được vay số tiền đó” – ông Trần Hữu Phúc Tiến, giám đốc trung tâm đào tạo Việt Nam Hợp Điểm.

(TD ghi)

NHÓM PHÓNG VIÊN GIÁO DỤC

(Theo sgtt)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi