Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 19

Đoàn cán bộ chờ chuyến sang sông chiến lược - Sông Đốc, Cà Mau.


Trang thứ ba mươi chín:

Giấy giới thiệu công tác

Từ năm 1962 đến năm 1966, một số giấy giới thiệu của các cơ quan Tuyên văn giáo, Tòa soạn Báo Cà Mau từng làm giấy giới thiệu cho Nguyễn Mai đi công tác. Mấy thập kỷ qua, ta không còn nhớ bấy giờ ta đi công tác như thế nào. Tôi muốn qua các giấy tờ thủ tục kháng chiến mà Nguyễn Mai còn lưu lại, giúp thế hệ trẻ hiểu chúng ta hơn.

"Kính gởi: TT Hai Sắt và Sáu Sử"

"Đồng chí Hai Thọ là cán bộ Tuyên Văn Giáo FA được sự phân công của Ban đến 2N các đồng chí để điều tra tình hình tìm số liệu, sự kiện về âm mưu ấp chiến lược và tâm trạng nguyện vọng, phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược của nhân dân ta, về việc (có lẽ viết) bài vở phục vụ cho đợt đấu tranh tới đây".

"Hướng nhắm chúng tôi là những điểm mà địch đã và đang làm như: Khánh An, Nguyễn Phích, Sông Đốc v.v…".

"Vậy mong các đồng chí giới thiệu anh xuống các BX nói trên để giúp đỡ anh đầy đủ. Nếu cần có lực lượng vũ trang bố trí cùng anh ra vùng ấp chiến lược để anh điều tra tìm hiểu mọi việc như đã nêu ra".

"Thân ái kính chào

"Quyết tâm chống phá ấp chiến lược"

Ngày 29/6/62

TL: Ban T-V-G. FA

VF

BA NHÂN

Văn bản nầy giấy mỏng, chữ đánh máy sai chính tả nhiều chữ (để giúp đỡ, thành đẻ giúp đỡ) chữ BA NHÂN đồ viết mực đậm xanh. Nhưng qua nội dung, ta nhớ lại nhiều sự kiện lịch sử thời điểm 1962.

Trang thứ bốn mươi:

"Kính các đồng chí Năm Vân và Sáu Định

(Định Hòa)"

"Chúng tôi xin giới thiệu anh Thọ, là cán bộ báo chí của Ban Tuyên Văn Giáo tỉnh Bạc Liêu, đến xã Sáu Định (Định Hòa) để điều tra về tình hình khu bà con người công giáo ở xã Hòa Thành, về phục vụ cho báo chí"

"Mong được các đồng chí giúp đỡ mọi phương tiện để anh Thọ làm tròn nhiệm vụ".

"Bạc Liêu, ngày 17 tháng 2 năm 1963"

"TM. Ban Tuyên Văn Giáo FA"

Sáu Hiếu

Công thư giấy mỏng máy chữ không có dấu. Có lẽ Nguyễn Mai đã dùng ngòi viết của mình bỏ dấu cho anh em địa phương dễ đọc. Màu mực của anh năm 1962 với nét bỏ dấu của anh chứng minh điều này.

Trang thứ bốn mươi mốt:

Một mảnh giấy bằng bàn tay, có gạch vuông (loại sổ tay xé ra-mà Nguyễn Mai dùng làm bản nháp) Chính chữ Nguyễn Mai viết sạch sẽ mạch lạc Giấy giới thiệu cho mình, nhờ Ba Trung ký tên đóng dấu:

"Ngày 25 tháng 4 năm 1963

GIẤY GIỚI THIỆU"

"Kính gởi: Mười Tế, Hai Nhanh, Năm Cứng và Tư Giao*

"Anh Hai Thọ là cán bộ biên tập Báo Giải Phóng được phân công đến đơn vị công tác đặc biệt. Nay anh cần trở về cơ quan gấp để làm nhiệm vụ cần thiết."

"Chúng tôi xin giới thiệu anh Thọ đến các trạm giao liên, yêu cầu giúp đỡ phương tiện cho anh đi mau lẹ"

"Mong các đồng chí sốt sắng".

"Kính chào chống Mỹ"

TM. Ban chỉ huy Tiểu đoàn U Minh

Tiểu đoàn Trưởng

Ba Trung

Con dấu bằng đồng xu tròn, mực tam-pong đỏ, có ngôi sao và chữ Tiểu đoàn U Minh ở giữa mọc. Vòng ngoài là hàng chữ nhân dân giải phóng quân miền Nam Việt Nam.

(*) Thời đánh Mỹ, các huyện gọi mật danh như Mười Tế (Trần Văn Thời), Năm Cứng (Cái Nước)… Hai Nhanh, Tư Giao là hai trạm giao liên./.

(Theo Nguyễn Bá/CMO)

Bài thuộc chuyên đề: Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 20
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 21
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 22
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 23
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 24
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 25)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 26 và 27)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 28 và 29)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi