Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người Nhật ăn trứng gà lộn!!!

NGƯỜI NHẬT ĂN TRỨNG GÀ LỘN!!!

Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm. Có lẽ họ chỉ sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn thử và mê luôn.


Ngày Chủ Nhật 3/10/2004, đúng hẹn 12 giờ, ký giả Yoshinori Hashida (Kiều Điền Hân Điển) đã kéo cả hai ông xếp là Chi Cục Trưởng Tokyo Satoshi Fujiwara (Đằng Nguyên Thông) và "Thứ Trưởng" (Jicho, tương đương Phó Giám Đốc) Yugata Yano (Thỉ Dã Dụ) thuộc hãng thông tấn Kyodo (Cộng Đồng) đến Mekong Center để thử ăn trứng/hột gà lộn với muối, tiêu và cả và rau răm (tiếng Nhật gọi là "tade", ở Nhật cũng có nhưng không thấy bán ở chợ nên người Nhật hầu như không ăn, không biết tới). Người Việt hay nói "mắt lá răm", là mắt nhỏ và dài như lá rau răm, những tranh cổ Nhật Bản vẽ phụ nữ thường vẽ "mắt lá răm".

Trong khi chờ đợi luộc trứng khoảng 20 phút, chúng tôi đã nói những chuyện liên quan tới gà ở Việt Nam.

Trứng có trống (thụ tinh) ấp ra con thì gà mất 21 ngày, còn vịt mất 30 ngàỵ Nhưng thực ra gà mái nào cũng ấp, còn vịt thì đẻ bừa bãi và không ấp, may sao mà không tuyệt giống, người nuôi vịt phải đi lượm trứng ở ngoài đồng rồi đem về lò ấp. Gà thường đẻ một lứa khoảng 15 trứng, những trứng đầu không bảo quản tốt nên thường không nở ra con được. Thường người nuôi gà cho 2, 3 con gà mái đẻ, rồi gom độ 15 trứng mới nhất cho 1 con ấp thôị Hầu hết gà không phân biệt được đâu là trứng của mình đâu là trứng gà khác, nhưng cũng có con phân biệt được thì mổ phá trứng gà khác. Gà mái lo ấp, ít ăn, người gầy nhẹ hẳn đi, gà mẹ nuôi con tới khoảng 3, 4 tháng sau mới đẻ lứa trứng mớị Còn gà mái không được cho ấp thì chỉ độ 1 tháng sau sẽ đẻ lứa mớị Gà mái thường rất hiền, nhưng khi có con, một đôi khi chúng trở nên dữ, có khi dám đánh nhau với cả người để bảo vệ con. Ở Việt Nam đôi khi mua thêm gà mới nở ở chợ về để cho gà mái nhà vừa ấp lứa con nuôi chung. Thường thì gà mẹ nhận biết được đuổi gà con lạ đi, nhưng cũng có con không phân biệt gì cả, con nào cũng là con, có khi cả gà Mỹ con, vịt con cũng chấp nhận tuốt cho tiện sổ sách. Nhìn cảnh một gà mẹ chăm chút nuôi một đàn có khi lên tới 30 hay 40 gà vịt con cũng vui.

Loại trứng lộn ăn là loại ấp được khoảng 2/3 thời gian cần cho gà nở, tức gà thì 2 tuần, vịt thì 3 tuần. Khi đó con bên trong vừa ăn và ngon nhất, nhỏ quá thì chưa ngon, mà lớn quá thì xương cứng, nhiều lông nhìn cũng thấy ớn ớn.

Năm 1978, đài truyền hình lớn nhất nước Nhật là NHK số 1 đã thực hiện phim bộ "Vợ Và Con Gái Đến Từ Sài Gòn" (Saigon Kara Kitta Tsuna To Musume, nguyên tác của cố ký giả Kondo Koichi (Cận Đằng Hoành Nhất) thuộc nhật báo Sankei (Sản Kinh). Nam diễn viên đóng vai Koichi Kondo phải ăn từ từ và còn phải để chừa cái chân gà ra để thu hình. Ông sợ muốn ói luôn, nên vừa đóng xong là ông phải chạy ù đi xúc miê.ng.

Khoảng năm 1999, có một cô Nhật có bồ là người Việt đến Mekong Center chơi, chúng tôi mời cô ăn thử trứng gà lộn.  Ban đầu cô nhất định từ chối nhưng sau cả nể, cô cũng ráng ăn thử. Cô vừa nhìn vừa sợ, cứ rụt rè mãị Khi bỏ vào miệng, người cô rùng lên, sợ hãi đến cực độ, thấy thật tội nghiệp! Nhưng đôi với người Việt thì việc ăn cá nhỏ còn đang bơi lội hay ăn cá sống ( sashimi), gắp miếng cá từ con cá "tai" (Ẹõ, điêu) nằm há miệng ngáp ngáp chấm xì dầu rồi bỏ vào miệng lại đáng sợ hơn! Rất nhiều người Nhật đã từng đi Việt Nam thì cũng mê trứng vịt lộn hay gà lộn lắm. 

Người mình có câu: "Nhất phao câu, nhì đầu cánh", là những thứ khoái khẩu trong con gà và tất nhiên cũng thích cả "lòng gà"... Nghe nói ăn đầu gà, mấy người Nhật ngạc nhiên hỏi ăn làm sao, có ăn mào gà không? Chúng tôi nói thường là bổ đôi theo chiều dọc, ăn óc và mắt rất ngon, giống như người Nhật ăn "trứng cá non" và mắt cá ngừ (maguro) vậỵ Còn mào gà cũng ăn chứ, nó hơi dòn, sật sật.

Nhưng người Nhật thì nhắm cái "đùi gà", rồi mới tới "cánh gà".

Người Việt hay ăn gà luộc với lá chanh thường chấm muối tiêu hay nước mắm, ngoài ra có gà kho gừng, gà xào xả ớt... tiệm Y-Saigon ở Shibuya có món "gà nướng lá chanh".

Người Nhật thì thích xâuthịt gà nướng (yakitori, thiêu điểu).

Chúng tôi đã nói về một số ca dao hay ngụ ngôn liên quan tới gà như:

Gà trống nuôi con (như cảnh bố nuôi con vậy)

Gà mái gáy gở (gà mái mà gáy là điềm gở)

Mẹ gà con vịt (mẹ một đằng, con một nẻo, như vịt con thấy nước thì nhào xuống còn gà mẹ chỉ biết đứng trên bờ ngó)

Đầu gà đít vịt (ý nói không hợp nhau)

Luýnh quýnh như gà mắc đẻ (lu bu, rối cả lên)

Hay một bài học thuộc lòng ở Việt Nam:

Con gà cục tác lá chanh,

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,

Con chó khóc đứng khóc ngồi,

Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng...

Ở Việt Nam, khi làm gà cúng thì luộc gà trống vì gà trống có mào trông oai, đep. Đặc biệt một số nơi còn xem chân gà để bói tốt xấu... Còn người đi thi thì "tuyệt đối" không nên ăn trứng, sợ xui, điểm bài mà là 1 hay 2 quả trứng như "0" hay "00" thì khốn rồi!

Cả ba ông thuộc hãng thông tấn Kyodo bắt chước chúng tôi đập nhẹ đầu lớn quả trứng, bóc vỏ và màng, cho muối tiêu... húp nước, ăn thử, ông nào cũng không ngờ là ngon hơn dự tưởng, lại nhắm với chút bia nữa thì thật là tuyệt. Mỗi ông làm một hơi 2 trái trứng gà lộn, ăn rất tự nhiên và khen rối rít nhất là khi húp nước, rồi lại thêm rau răm...

Sở dĩ họ kéo tới Mekong Center vì ông Yoshinori Hashida muốn tìm hiểu và viết bài về những chuyện gà ở Việt Nam... năm tới 2005 là năm Ất Dậu mà.
 

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Về sách Hán, Nôm Việt Nam tại Nhật Bản
  • Thư viện Nhật có sách Việt
  • Lịch sử quan hệ Việt - Nhật
  • Người Nhật Bản đầu tiên tới Việt Nam
  • Lễ hội Việt - Nhật năm 2003
  • Viện trợ
  • Thương mại giữa hai nước
  • Áo dài Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi