Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự thật đằng sau sự cố "bùn đỏ" ở Cao Bằng

Hôm 7/11, Sở Tài nguyên Môi trường Cao Bằng đã tiến hành họp khẩn cấp để xác định nguyên nhân"cơn lũ bùn đỏ" xảy ra ngày 5/11 khiến cho hàng chục ha ruộng lúa, hoa màu bị vùi lấp và người dân ở xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng có nhà mà không vào được vì bùn lấp lối.

Bùn ngập tràn con đường dân sinh
 
Sau khi “cơn lũ bùn đỏ” bất ngờ ập, sáng ngày 6/11, con đường vào xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng tràn ngập toàn bùn đất, hàng chục người và xe máy dồn tắc vì không qua được dòng suối nhỏ đã bị bùn đỏ đặc quánh ngập quá đầu gối. 
 
Nguyên nhân của vụ việc được xác định do sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng (thuộc Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng). Việc vỡ đập là do trong quá trình xây dựng đập, công ty này đã không lu lèn, chỉ đổ đất lấp xuống khe đồi chắn nước lại thành đập.
 
Bùn tràn vào nhà khiến người dân có nhà mà không ở được
 
Một số công nhân của Xí nghiệp cho biết: Dưới đáy đập có một cống lớn dùng để xả thải mỗi khi có mưa lũ hằng năm. Lượng bùn đất trong đập sẽ theo mưa lũ cuốn ra sông Bằng và con sông này sẽ cuốn đi mọi chứng cứ. Lần này do cống bị vỡ nên mọi việc mới bị vỡ ra. Độ chân thực của thông tin này càng được xác định khi ông Lê Hồng Hải - Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Năm 2008, Xí nghiệp này đã bị xử phạt 70 triệu đồng vì bị phát hiện có hành vi xả thải trộm. Nhóm công nhân bị bắt quả tang xả thải trộm đã khai: Lãnh đạo Xí nghiệp nghe dự báo thời tiết là sẽ có mưa lũ về nên đã ra lệnh cho xả thải trước. Tuy nhiên, năm đó mưa lũ lại không về nên hành động xả thải trộm này đã bị lộ và bị bắt quả tang.
 
Bùn nhiều tới mức không đi nổi xe máy mà phải di chuyển bàng máy xúc
 
Sau khi xảy ra sự cố "bùn đỏ", trong 2 ngày qua, Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng đã cố gắng dùng máy bơm bơm nước từ sông vào để dồn bùn ra một con suối rồi “tẩu tán” ra sông Bằng. Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày hôm qua, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo công ty này phải dừng ngay việc bơm nước để đẩy bùn ra sông Bằng vì cho rằng hàng mấy chục ngàn mét khối bùn được đưa ra sẽ gây ô nhiễm nặng cho sông Bằng; đồng thời yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan chức năng cần làm rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm đối với xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng. Tuy nhiên, trước mắt, xí nghiệp này phải cùng chính quyền thị xã Cao Bằng làm ngay cầu tạm để phục vụ đi lại, ổn định cuộc sống cho bà con bị ảnh hưởng.

(Theo Hoàng Long // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Túi mưa chảo lửa tràn ra Trường Sơn (Kỳ2)
  • Túi mưa, chảo lửa tràn ra Trường Sơn (Kỳ 1)
  • Nhân dân là cội nguồn của thắng lợi
  • Miền trung tháng 3 kỳ diệu - Kỳ 3: Bên những pho tượng Chàm
  • Miền trung tháng 3 kỳ diệu - Kỳ 2: Trở về quê cũ
  • Miền trung tháng 3 kỳ diệu - Kỳ 1: Cờ cách mạng trước Ngọ Môn
  • Hơn 320.000 người nước ngoài đăng ký tạm trú tại Việt Nam
  • “Lên bờ”, đừng để… ngồi chơi !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi