Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lao động di cư quay về nông thôn: Lao đao tìm việc

Suy giảm kinh tế khiến tỷ lệ lao động mất việc làm quay về nông thôn tăng mạnh và họ đã gặp không ít khó khăn khi tìm chỗ đứng trong nông nghiệp. Đó là đánh giá của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ NN&PTNT về tình hình ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến lao động, việc làm và đời sống người nông dân 6 tháng đầu năm 2009.

 Nông dân bỏ ruộng

  "Khủng hoảng kinh tế đã khiến đại đa số người dân ở nông thôn phải cắt giảm chi tiêu. Nhiều hộ cận nghèo, cận đói rơi xuống nghèo, đói. Hiện tượng xã có số hộ nghèo tăng xảy ra ở tất cả các tỉnh, trong đó tăng mạnh ở khu vực miền núi, nơi điều kiện kinh tế khó khăn. Điều này đã dẫn đến hậu quả là giảm đầu tư sản xuất, tăng diện tích đất bỏ hoang ..." - ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD nhận định.

 Ông Sơn cho biết, có 68,4% số hộ phải giảm chi tiêu khẩu phần thực đơn hằng ngày do thiếu việc làm. Hiện có 42,3% số xã có các hộ cắt giảm đầu tư cho trang trại khoảng 21%; tỷ lệ đất nuôi trồng thủy sản bỏ hoang lại tăng, trung bình trong quý I năm 2009 là 18,7% diện tích; cao hơn diện tích bị bỏ hoang năm 2008 là 3,3%. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do tư duy về sản xuất, kinh doanh của cán bộ HTX, chủ trang trại, các hộ nông dân còn nhiều hạn chế. Theo số liệu điều tra của IPSARD, trong 10 năm qua chỉ có 10% số hộ nông dân được học tập bồi dưỡng, nâng cao kiến thức thông qua các lớp tập huấn, bằng cách truyền đạt về quy trình kỹ thuật (chăm sóc cây trồng, vật nuôi). Mặc dù, thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp được tuyên truyền rộng rãi, nhưng tỷ lệ nông dân thực sự tiếp nhận được và ứng dụng có hiệu quả còn rất hạn chế. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, thu nhập bình quân của người nông dân chỉ có 506.000 đồng/tháng nhưng phải chi tiêu nhiều khoản khác nhau. Do đó, những hộ nông dân càng nghèo thì sự khó khăn mà họ phải chịu đựng càng lớn.

 Lao đao tìm việc

 Theo báo cáo ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến lao động, việc làm và đời sống người dân nông thôn của IPSARD, từ đầu năm đến nay, tại An Giang, Bình Thuận, Lạng Sơn và Nam Định lao động di cư mất việc trở về địa phương tăng đột biến, trong đó Nam Định tăng 22,5%; Lạng Sơn là 21,1%... Nếu xét theo đặc điểm địa bàn xã thì lao động di cư mất việc ở các xã trung du chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy, các xã nghèo chịu ảnh hưởng mất việc của lao động di cư cao hơn các xã trung bình. Khủng hoảng kinh tế còn ảnh hưởng rõ nét tới vấn đề lao động xuất khẩu. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, đã có 17,25% lao động hợp tác ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo cơ cấu thu nhập thì xã nông nghiệp có tỷ lệ lao động xuất khẩu mất việc cao nhất và cơ hội tìm kiếm việc làm mới cũng rất khó đối với người nông dân. Thống kê mới nhất cho thấy, chỉ có 11,3% số lao động trở về địa phương tìm được việc làm mới và trong đó 5,3% làm trong lĩnh vực nông nghiệp, 6,1% ở công nghiệp, dịch vụ.

 Đâu là giải pháp?

 Ông Đường Văn Toán, Trưởng ban Quản lý đề án bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, biện pháp hàng đầu là phải giúp người lao động nông thôn thay đổi cách nghĩ, cách làm, từng bước chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, qua đó nâng cao đời sống, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Các lớp bồi dưỡng kiến thức cần được mở ngay tại thôn, xóm để nông dân được nắm bắt chủ trương, chính sách liên quan về đất đai, các chính sách hỗ trợ cụ thể cho nông nghiệp, nông thôn, các vấn đề liên quan đến lao động việc làm, thị trường lao động, xu hướng dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra khu công nghiệp, đô thị; từ thị trường lao động trong tỉnh ra thị trường lao động ngoài tỉnh và nước ngoài… Các địa phương cần tạo việc làm cho nông dân từ các khu, cụm, điểm công nghiệp; khôi phục ngành nghề thủ công, hướng đến những công việc đòi hỏi đông người, làm ra những sản phẩm đơn giản, thiết yếu với cuộc sống... Người lao động cần được trang bị tác phong làm việc nghiêm túc và có năng suất, chất lượng sau một thời gian có thể thi sát hạch cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho họ để họ có thể tự xin việc ở những nhà máy lớn hơn, thu nhập cao hơn. Như vậy là Nhà nước đã rèn luyện cho họ có ý thức lao động, tác phong công nghiệp "ly nông không ly hương"... từng bước tháo gỡ khó khăn về vấn đề việc làm và nâng cao mức sống cho người nông dân.

(Theo Sơn Tùng // Hanoimoi Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Thị trường xuất khẩu lao động: Chỉ tiêu chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
  • Giải bài toán lao động nước ngoài nhập cư
  • Lao động chất lượng cao: Báo động trong vòng 5 năm tới
  • Xuất khẩu lao động: Tăng cơ hội, giảm chi phí
  • Giải pháp khắc phục 6 tồn tại trong xuất khẩu lao động
  • Giới chủ lên tiếng về lương!
  • Gần 500 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài
  • Khó tuyển lao động phổ thông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu