Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách tài chính ảnh hưởng quản lý nhân lực

Đại diện các công ty tư vấn, cung cấp giải pháp và phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đang trả lời câu hỏi doanh nghiệp. Ảnh : Thái Hằng

Chính sách tài chính nặng về thủ tục là một trong những lý do chính khiến việc áp dụng các giải pháp quản trị nguồn nhân lực (ERP) chưa phát huy được ở nước ta - đó là nhận định của ông Francis Lee, trưởng đại diện SAP Việt Nam.

Tập đoàn SAP là nhà cung cấp giải pháp hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp cho nhiều công ty lớn trên thế giới và đã sớm triển khai hoạt động ở Việt Nam. Phần mềm ERP ứng dụng rất thành công tại nhiều quốc gia khác nhưng tại Việt Nam, ông Francis Lee cho rằng do chính sách thuế nặng về thủ tục hành chính là một trong những lý do khiến các giải pháp ứng dụng tài chính của họ chưa phát huy tốt. 

Một đại diện doanh nghiệp cho biết công ty ông đang ứng dụng ERP nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề liên quan đến thuế và tài chính.

Chi phí cao cũng là nguyên nhân khiến phần đông các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngần ngại khi ứng dụng ERP. Gói chi phí hiện nay gồm chi phí phần mềm, chi phí triển khai, chi phí phần cứng và hạ tầng mạng, đào tạo nhân lực..., thay đổi theo nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp nhưng tương đối cao và lợi ích thường chỉ thấy sau khi thực hiện ERP một thời gian dài, từ hai năm trở lên, nên một số doanh nghiệp nhỏ và vừa còn ngần ngại.

Tại diễn đàn "Tầm nhìn dành cho CEO - Làm thế nào để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu" diễn ra cuối tuần trước tại TPHCM, một số doanh nghiệp lĩnh vực dệt may, luyện kim, công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng cho biết đã ứng dụng ERP vào quản lý. Việc áp dụng ERP thường giúp cho doanh nghiệp thực hiện giao hàng đúng hẹn, giảm thiểu tình trạng hàng tồn kho, thực hiện báo cáo, phân tích tài chính, kiểm toán nội bộ, quản lý nhân sự, tiền lương…  

Nhưng các doanh nghiệp đã đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà cung cấp giải pháp ERP, xoay quanh các vấn đề như chi phí ứng dụng, giải pháp tài chính, công nghệ thông tin và con người.

Hiện ở Việt Nam có hai nhà cung cấp phần mềm ERP chính là Oracle của Mỹ và SAP của Đức. Hai công ty này đang cố gắng đưa ra nhiều sản phẩm có thiết kế ngày càng gần gũi hơn với văn hóa kinh doanh tại Việt Nam, với chi phí hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

(Theo Thái Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Kiểm soát lao động nước ngoài: Bài toán khó giải
  • Tìm cách ngăn chặn lừa đảo xuất khẩu lao động
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm đâu sai đó?
  • Chủ phủi tay, thợ trắng tay
  • Người lao động thiệt đủ bề
  • Ký kết hợp tác hỗ trợ bạn trẻ hội nhập, nghiên cứu
  • Số lao động mất việc giảm dần
  • Đưa lao động sang Đài Loan cần rà soát kỹ hợp đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu