Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm cách ngăn chặn lừa đảo xuất khẩu lao động

Trao đổi với TBKTSG Online chiều ngày 24-11, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội, cho biết sẽ tìm mọi biện pháp để ngăn chặn tình trạng lừa đảo trong việc xuất khẩu lao động.

Ông Quỳnh cho biết việc lừa đảo người lao động đi xuất khẩu lao động hiện đang gia tăng trở lại. Việc này thường do các tổ chức, cá nhân không có chức năng về môi giới xuất khẩu lao động thực hiện. Thủ đoạn của những kẻ lừa đảo là vẽ ra viễn cảnh về một hợp đồng xuất khẩu lao động hấp dẫn, có thu nhập cao; lập ra các hợp đồng tuyển dụng ma, thu tiền môi giới, vé máy bay, phí đào tạo… Sau đó, đưa nạn nhân đi xuất khẩu lao động bằng thị thực du lịch rồi bỏ rơi.

Khi phát hiện bị lừa, phần lớn nạn nhân không có đủ bằng chứng pháp lý để có thể khiếu kiện người lừa đảo, như không có hợp đồng xuất khẩu lao động mà chỉ có là giao kèo viết tay, không có phiếu thu tiền để chứng minh các khoản tiền đã nộp, thậm chí có người chỉ biết tên người môi giới chứ không biết tổ chức nào đã đưa mình đi xuất khẩu lao động...

Ông Quỳnh cho rằng việc lừa đảo thường xảy ra nơi những vùng quê hẻo lánh, ít thông tin, đời sống người dân còn nghèo nên dễ tin vào những lời hứa được làm việc tại một nước giáu có, thu nhập cao…

"Để tránh tình trạng này, việc đầu tiên là người dân khi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động nên liên hệ với các công ty có chức năng xuất khẩu lao động, nếu không có thông tin thì nên liên hệ với phòng lao động thương binh xã hội quận, huyện, hoặc sở lao động thương binh và xã hội nơi cư trú, hoặc cũng có thể liên hệ trực tiếp với Cục quản lý lao động ngoài nước để được giới thiệu", ông Quỳnh nói.

Bên cạnh đó, hiện nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Công an, tiến hành theo dõi các tổ chức, cá nhân bị nghi ngờ là tuyển dụng lao động trái phép. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để có thể kịp thời phát hiện những vi phạm và xử lý theo quy định pháp luật.

Một việc làm khác cũng đang được cục thực hiện, theo ông Quỳnh là thông tin thường xuyên được đưa về các địa phương để người dân có thể tiếp cận, cụ thể như nhu cầu tuyển dụng lao động xuất khẩu, những công ty có chức năng xuất khẩu lao động, những điều người lao động cần biết để không bị lừa…

(Theo Thanh Thương // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm đâu sai đó?
  • Chủ phủi tay, thợ trắng tay
  • Người lao động thiệt đủ bề
  • Ký kết hợp tác hỗ trợ bạn trẻ hội nhập, nghiên cứu
  • Số lao động mất việc giảm dần
  • Đưa lao động sang Đài Loan cần rà soát kỹ hợp đồng
  • Đi 'mò' lao động kỹ thuật
  • Đặt bẫy người nghèo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu