Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Áp lực “bình ổn”

Một lãnh đạo ngân hàng thương mại quốc doanh cho rằng, để kéo giảm cơn sốt giá USD chợ đen hiện nay, đồng thời hạ nhiệt nhiều mặt hàng quan trọng khác liên quan đến tỷ giá này như vàng, hàng nhập khẩu, hàng tiêu dùng…

Ngân hàng Nhà nước cần có một động thái rõ rệt hơn, kiểu như một sự “can thiệp” chẳng hạn. Trong bối cảnh hiện nay, nhắc đến “can thiệp” nhiều người hiểu rằng đó là động thái “bơm ngoại tệ” ra thị trường để bình ổn giá USD và hạ nhiệt cả thực tế lẫn tâm lý cho mặt hàng này. Chung quy lại, đó cũng là một phương án có cái tên khá quen thuộc mà lâu nay chúng ta vẫn thường sử dụng: Bình ổn.
 
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, cái sự bình ổn hiện nay cũng đang là một áp lực nặng nề với cả nền kinh tế. Trong Tết Nguyên đán, chúng ta từng nhắc tới chuyện bình ổn với giá hàng hóa. Hàng nghìn tỷ đồng đã được Nhà nước bơm ra cho các tỉnh thành để giữ giá các mặt hàng thiết yếu nhằm tránh một cuộc “lồng giá” cuối năm. Dù hiệu quả chưa thật sự nhiều, nhưng chương trình này cũng đã ngốn một lượng tiền ngân sách không nhỏ. Trước đó, giá xăng dầu thế giới lên cao, các doanh nghiệp kêu trời đòi tăng giá bán giữa lúc “nước sôi lửa bỏng” cuối năm. Lúc đó, quỹ bình ổn lại được “moi” ra để lấp vào lỗ hổng cho xăng dầu.
 
Giá vàng trong nước sáng 22/2 đã đồng loạt leo lên mốc 38,2 triệu đồng/lượng sau đà tăng cao của giá vàng thế giới. Dù sau đó thị trường đã hạ khoảng 350.000 đồng/lượng so với buổi sáng song một tính toán cho thấy rằng, nếu tính theo giá USD thị trường tự do, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 1,5 triệu đồng/lượng. Sự chênh lệch này, có nguyên nhân chủ yếu từ tâm lý quen phải “bình ổn” lâu nay của người dân. Không chỉ vàng, sau Tết Nguyên đán, giá xăng thế giới tăng trong thời điểm USD trong nước lên cao vút vụt càng khiến các doanh nghiệp xăng dầu lỗ thêm. Quỹ bình ổn lại được rót ra nhưng xem chừng đã không còn co kéo được bao lâu.
 
Hàng loạt mặt hàng thiết yếu đã nhảy giá loạn xạ vì phạm vi “bình ổn” có hạn và nguồn tiền “bình ổn” cũng đã tiêu hết. Xăng, dầu, điện, than và đủ thứ khác ngấp nghé lên giá vì không thể “bình ổn” mãi. Không bình ổn không được mà bình ổn thì áp lực càng lúc càng lớn, phạm vi càng lúc càng rộng, đối tượng càng lúc càng nhiều... Như nhiều người nói, trong thời điểm hiện nay, không lẽ “bình ổn” cả nền kinh tế?

(giadinh)

  • Việt Nam làm gì để bật lên bằng kinh tế sáng tạo?
  • Tăng giá sao cho hợp lý?
  • Tăng giá xăng dầu có thể đẩy CPI tăng thêm 1,84%
  • Nhìn từ việc tăng giá điện: Thế nào là “giá thị trường”?
  • Tăng giá điện: Cẩn trọng với hiệu ứng Đôminô
  • Việt Nam: “Kinh tế khát điện”
  • Vì sao cửa hàng xăng dầu gián đoạn kinh doanh?
  • "Việt Nam là ngôi sao đang lên của Đông Nam Á"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi