Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhìn từ việc tăng giá điện: Thế nào là “giá thị trường”?

Trong bối cảnh giá cả tăng mạnh vào những tháng đầu năm, các tập đoàn, thường là những “ông lớn” chi phối gần như trọn vẹn toàn bộ ngành của mình trong nền kinh tế, tiêu biểu như điện lực (EVN) hay than (TKV), muốn đưa mức giá bán sản phẩm của họ theo “giá thị trường”. Giá điện được điều chỉnh tăng từ tháng 3-2011 cũng được viện dẫn lý do từ “thị trường”.

Thị trường là gì?

Trong kinh tế học, thị trường được hiểu là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Các nền kinh tế thị trường có thể mang tính thực tiễn, nhưng nó cũng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của tự do cá nhân: quyền tự do của khách hàng trong việc lựa chọn các hàng hóa và dịch vụ cạnh tranh; quyền tự do của nhà sản xuất (SX) bắt đầu hoặc mở rộng kinh doanh, phân chia rủi ro và lợi nhuận; quyền tự do của người lao động trong việc lựa chọn công việc hoặc nghề nghiệp, tham gia vào nghiệp đoàn lao động hoặc thay đổi chủ.

Trong nền kinh tế thị trường (TT), nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người SX tăng lượng cung. Người SX nào có cơ chế SX hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô SX và do đó các nguồn lực SX sẽ chảy về phía những người SX hiệu quả. Những người SX có cơ chế SX kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực SX thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.

Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắnhạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫntới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát.

Độc quyền thì không có cạnh tranh...

Nhiều người cho rằng cứ có người bán và có người mua thì là có một “TT”. Thực ra đó chưa phải là một “TT” theo khái niệm của “cơ chế TT”. TT thực thụ cần có yếu tố cạnh tranh. Vì chỉ thông qua cạnh tranh, cơ chế giá mới được thiết lập và do đó mới có ý nghĩa. Để có cạnh tranh, thì trên TT đòi hỏi phải có cùng một lúc nhiều người mua và nhiều người bán, hoạt động độc lập với nhau.

“Nếu bên bán chỉ có một hoặc rất ít doanh nghiệp hoạt động, thì có hiện tượng độc quyền bán. Còn nếu bên mua chỉ có một hoặc rất ít người mua, thì tồn tại hiện tượng độc quyền mua. Khi xuất hiện yếu tố độc quyền, thì việc giá cả vận hành “theo cơ chế TT” có rất ít ý nghĩa vì giá sẽ bị bên độc quyền thao túng và chỉ có những nền kinh tế rất kém văn minh mới để “thị trường” tự do hoạt động trong điều kiện này”. TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), nhận định.

Lấy ví dụ cụ thể thứ nhất với trường hợp TKV. Đề xuất đưa giá than trong nước theo giá thế giới có một yếu tố tích cực là tạo động lực cho ngành than cung ứng nhiều than hơn cho TT nội địa (khi những chỉ đạo hành chính đã hầu như tê liệt). Các ngành sử dụng than làm yếu tố đầu vào sẽ tiếp cận được nguồn nhiên liệu dễ dàng hơn, bớt lệ thuộc vào cơ chế phân bổ, xin cho, tăng tính chủ động trong kinh doanh. Đổi lại, các ngành này sẽ phải chấp nhận giá cao hơn trước đây, đồng thời, sẽ phải dự liệu giá cả theo tín hiệu trên TT toàn cầu.

“Tuy nhiên, đó mới chỉ là một nửa câu chuyện. Vì về căn bản TT than vẫn là một TT độc quyền bán của TKV. Tương tự, hiện nay mặc dù TT SX điện đang ngày càng mang tính cạnh tranh hơn và do đó có nhiều yếu tố TT đúng nghĩa hơn. Nhưng về phân phối thì EVN vẫn nắm thế độc quyền. Việc độc quyền này cản trở sự phát triển của TT không kém gì độc quyền trong SX. Thậm chí, còn có hiện tượng độc quyền kép trong bản thân EVN: đối với nhà SX, họ là độc quyền mua; trong khi đối với người tiêu dùng, họ là độc quyền bán. Với một TT có tính độc quyền cao như vậy thì chắc chắn việc đưa “giá” vận hành theo “TT” sẽ không có nhiều ý nghĩa ”. TS Nguyễn Đức Thành, kết luận.

Đặc tính của sự phân phối điện có nhiều yếu tố của “độc quyền tự nhiên”, tức là việc độc quyền cao cho phép hạ giá thành. Nhưng nếu thừa nhận điều đó, thì ngành điện sẽ phải là ngành chịu sự giám sát chặt chẽ nhất trong khâu định giá. Sự giám sát này phải mang tính kỹ thuật và vì lợi ích của các nhà SX cũng như tiêu dùng, chứ không thể do bản thân EVN quyết định.

(baobinhduong)

  • Tăng giá xăng dầu có thể đẩy CPI tăng thêm 1,84%
  • Tăng giá điện: Cẩn trọng với hiệu ứng Đôminô
  • Việt Nam: “Kinh tế khát điện”
  • Vì sao cửa hàng xăng dầu gián đoạn kinh doanh?
  • "Việt Nam là ngôi sao đang lên của Đông Nam Á"
  • So sánh Trung Quốc và Việt Nam về thành quả cải cách
  • Gia tăng cơ hội cho gạo Việt nam
  • Các tập đoàn đã góp phần đưa đất nước thoát suy thoái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi