Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao cửa hàng xăng dầu gián đoạn kinh doanh?

Ngày 21 và 22.2, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội và TPHCM đều cho biết, các đội QLTT vẫn tập trung giám sát tình hình kinh doanh tại các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn.

Hầu hết các cửa hàng, trạm, đại lý xăng dầu hoạt động bình thường, bán đúng giá niêm yết. Tuy nhiên, trong ngày 22.2, tại hai thành phố này vẫn phát hiện có  cửa hàng cắt giảm lượng hàng bán ra theo định mức và vẫn còn cửa hàng hết xăng bán.

Hà Nội: Bán cầm chừng

Ngày 21.2, đại diện cơ quan QLTT cho biết, cơ quan này vẫn kiểm soát tình hình bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra, không phát hiện những cây xăng vi phạm. Đặc biệt, Bộ Công Thương và DN kinh doang xăng dầu  đầu mối cũng khẳng định không thiếu hàng. Thế nhưng ngày 22.2, nhiều cây xăng tại nhiều khu vực vùng ven Hà Nội vẫn xảy ra việc bán xăng cầm chừng. Những chiêu thức chủ yếu của những cây xăng này là hết xăng, cột bơm mất điện, cột bơm hỏng...

Theo chị Q.T thì ngày 22.2, chị mua xăng tại khu đô thị mới Đại Kim thì chị thấy tấm biển đề “Mức mua tối đa với xe máy 20.000 đồng và 200.000 đồng đối với ôtô”. Khi được hỏi là tại sao như vậy thì nhân viên chỉ trả lời chỏng lỏn “theo lệnh cấp trên”.

Theo ghi nhận của phóng viên thì thực tế là các cây xăng thuộc hệ thống cửa hàng của Petrolimex vẫn đảm bảo bán đúng, đủ thời gian và theo nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, số đông cây xăng khác - nhất là cây xăng do tư nhân kinh doanh - thì hoặc bán cầm chừng, hoặc nại lý do hỏng, mất điện... để ngừng bán xăng vào một số thời điểm trong ngày. Trong những lúc như vậy, một số cá nhân sẽ mang can, bình và cột đo xăng tự chế ra để bán xăng với mức giá cao hơn bình thường từ 2.000 - 3.000đ/lít.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, một chủ cây xăng cho biết là hiện xung quang vấn đề này rộ lên nhiều tin đồn về khả năng tăng giá xăng. Thực tế là nếu cứ kinh doanh như bình thường còn thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc một số cây xăng dùng các chiêu thức dừng bán hàng đã tạo áp lực bán hàng lên các cây xăng khác. Chính vì thế xuất hiện tâm lý lo ngại, một là về khả năng tăng giá xăng, hai là cho rằng nếu bán hết xăng thì sẽ khó nhập hàng...

TPHCM: Khan hàng

Tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu 31/30 đường Thống Nhất, Đội QLTT Gò Vấp phát hiện cửa hàng đang bán lẻ xăng với mức 30.000 đồng/lượt mua. Trong khi đó, cửa hàng đang còn tồn 6.100 lít xăng A92. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản việc bán xăng không đúng quy định này.

Ở quận 9, lúc 11h30 ngày 22.2, Đội QLTT 9B kiểm tra cửa hàng xăng dầu Mỹ Thành tại số 2 đường Hoàng Hữu Nam. Trưởng cửa hàng đã xuất trình hợp đồng đại lý của Cty Minh Thành với bên cung cấp là Cty TM xăng dầu đường biển. Ngày 17.2, cửa hàng nhập 16.000 lít xăng A92 và 14.000 lít dầu DO. Cửa hàng bán đến 9 giờ ngày 22.2 thì hết xăng, đang chờ nhập hàng. Tuy nhiên, theo một số đầu mối nhập khẩu xăng dầu, hiện lượng xăng dầu nhập về vẫn đúng hạn ngạch. Vậy do đâu xảy ra tình trạng một số cửa hàng bị gián đoạn kinh doanh, chờ nhập hàng?

Qua kết quả kiểm tra 28 cửa hàng ngừng bán xăng dầu của Chi cục QLTT và đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả cho thấy, hầu hết các cửa hàng có thời điểm ngừng bán xăng dầu, cắt giảm lượng hàng cũng như thời gian bán hàng đều rơi vào những cửa hàng, trạm xăng của các DNTN, Cty cổ phần. Điều này cho thấy tình trạng giao hàng, cung cấp hàng không kịp trong vài ngày qua rơi nhiều vào khâu mua hàng, phân phối của các Cty, DNTN, tổng đại lý.

Một vài cửa hàng bị gián đoạn kinh doanh, chờ nhập hàng như trường hợp trạm xăng dầu Âu Cơ còn lý giải do trạm phải thuê xe bồn, nên phải đợi đến 21 giờ mới có hàng nhập về. Một số DNTN còn cho rằng việc các đầu mối, tổng đại lý cắt giảm chiết khấu so với trước đây đã khiến các cửa hàng gặp khó khăn trong kinh doanh nên đã thờ ơ với việc kinh doanh..

(Báo Lao động)

  • "Việt Nam là ngôi sao đang lên của Đông Nam Á"
  • So sánh Trung Quốc và Việt Nam về thành quả cải cách
  • Gia tăng cơ hội cho gạo Việt nam
  • Các tập đoàn đã góp phần đưa đất nước thoát suy thoái
  • Tránh gây “sốc” cho nền kinh tế
  • Việt Nam: Lạm phát gia tăng
  • CPI tháng 2 có thể tăng 1,8-2%?
  • TS. Nguyễn Minh Phong: Thử "Gia Cát Dự" giá cả năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi