Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam: “Kinh tế khát điện”

Trong bài viết ngày 21/2 với tựa “Việt Nam chật vật đối phó với nhu cầu sử dụng điện” đăng trên trang web “Industrial Fuels and Power” (IFandP), tác giả Jeremy Bowden mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về thực trạng ngành điện của Việt Nam.

Năm nay, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết mực nước trung bình tại các nhà máy thủy điện chính thấp hơn mức bình thường khoảng 35%, trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu bước sang 6 tháng mùa khô. EVN dự báo nửa đầu năm 2011 sẽ mất đi 1,4TWh sản lượng thủy điện so với kế hoạch.

Đồng thời, EVN dự đoán rằng nhu cầu điện quốc gia sẽ tăng trở lại vào năm 2011 tới 117TWh, tăng 16%. Nhìn chung, EVN dự kiến năm 2011 sẽ thiếu hụt điện ít nhất gấp đôi số thiếu hụt năm 2010 là 1,39TWh.

Vụ trưởng Vụ Năng lượng Tạ Văn Hướng thuộc Bộ Công Thương cho biết lý do chính dẫn đến tình trạng thiếu điện là do đầu tư tụt hậu so với nhu cầu tăng trưởng.

Bản thân EVN luôn đổ lỗi cho giá điện thấp là lý do gây chậm trễ trong việc mở rộng hoạt động cũng như việc họ phải cắt điện và thua lỗ. Theo chủ tịch hội đồng quản trị EVN, trong năm 2010, EVN lỗ khoảng 8.000 tỷ VND (400 triệu USD). Khoản lỗ này cộng với các khoản nợ chưa thanh toán và nợ tài chính khác khiến cho EVN mắc nợ tới 25.000 tỷ VND.

Giá điện thấp cũng làm tăng nhu cầu sử dụng điện quá mức, khi các nhà máy thép và nhà máy xi măng nước ngoài sản xuất và xuất khẩu hầu hết sản lượng làm ra. Theo EVN, sản xuất thép và xi măng tiêu thụ khoảng 12% tổng sản lượng điện của Việt Nam.

Một báo cáo gần đây của Bộ Công Thương Việt Nam cho thấy rằng có khoảng 65 nhà máy thép mới mở ở Việt Nam từ năm 2007, tức là nhiều hơn so với 23 dự án ước tính nêu trong kế hoạch phát triển ngành công nghiệp đã được chính phủ phê duyệt cách đây ba năm.

Hiện tại giá điện ở Việt Nam vào khoảng 1.000 VND /KWh (khoảng 0,05 USD/KWh) thấp hơn nhiều so với  mức 0,12-0,15 USD/KWh tại các nước láng giềng Thái Lan và Campuchia.

Nhưng giá điện thấp không phải là vấn đề duy nhất. Mặc dù kinh tế định hướng thị trường bắt đầu tạo điều kiện cho giới kỹ trị thâm nhập, nhiều khu vực thiết yếu của nền kinh tế - từ các nhà máy lọc dầu cho nhà máy điện – đã không theo kịp với nhu cầu phát triển của đất nước.

Trong năm 2005, Bộ Công nghiệp tuyên bố mở 15 dự án sản xuất điện độc lập (IPP) cho giới đầu tư nước ngoài. Mục đích là để nâng cao tỷ trọng điện mua từ các IPPs từ 14% năm 2005 lên 33% vào năm 2010. Tuy nhiên, tiến độ đã bị chững lại do bất đồng về giá cả.

Tỷ trọng điện phải mua của các IPPs vẫn tăng tới ngưỡng 33%. Trong 11 tháng của năm 2010 Việt Nam đã tiếp cận khoảng gần 90TWh điện lưới.

Theo số liệu của công ty, EVN sản xuất 54TWh từ các nhà máy phát điện trực thuộc, mua gần 30 TWh từ các nhà sản xuất điện độc lập và nhập khẩu về 5TWh của Trung Quốc. Trong khi đó theo Bộ Công Thương, mục tiêu triển khai các nhà máy mới với tổng công suất phát điện 5.400MW là bất khả thi.

Bốn trong số mười dự án theo kế hoạch bắt đầu năm ngoái đã bị trì hoãn đến năm nay và chỉ 11 trong tổng số 33 dự án được xây dựng đúng tiến độ.

Việc đưa ra các tiêu chí thống nhất cho những dự án xây dựng-chuyển giao (BOT) vào cuối năm ngoái đã gây phấn khích từ các tập đoàn IPP. Việc có hơn 12GW nhiệt điện (đốt than) được dự kiến bắt đầu xây dựng trong năm nay cho thấy Việt Nam có thể giải quyết tình trạng thiếu điện về trung hạn.

Tuy nhiên, ngay cả khi giá điện được nâng lên 15% hoặc cao hơn, điều này sẽ chỉ giải quyết được về trung và dài hạn vì tình trạng thiếu hụt điện khó có thể được giải quyết kịp thời.

Điều này có nghĩa là “nền kinh tế khát điện” của Việt Nam không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc phải tiếp tục cắt điện, nếu không tự sản xuất được thêm điện, nhất là trong bối cảnh các IPPs đang đòi EVN trả giá cao hơn.

(tamnhin)

  • Vì sao cửa hàng xăng dầu gián đoạn kinh doanh?
  • "Việt Nam là ngôi sao đang lên của Đông Nam Á"
  • So sánh Trung Quốc và Việt Nam về thành quả cải cách
  • Gia tăng cơ hội cho gạo Việt nam
  • Các tập đoàn đã góp phần đưa đất nước thoát suy thoái
  • Tránh gây “sốc” cho nền kinh tế
  • Việt Nam: Lạm phát gia tăng
  • CPI tháng 2 có thể tăng 1,8-2%?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi