Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bao giờ mới thị trường hóa được ngành điện?

Việc cắt điện liên tục của ngành điện đã gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế

Đã đến lúc phải nhìn nhận lại vấn đề thiếu điện triền miên hàng chục năm nay gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, và điều quan trọng là phải có giải pháp căn bản chấm dứt tình trạng này. 

Giải pháp gần như là duy nhất của ngành điện nhiều năm nay là kêu gọi và ép buộc tiết kiệm điện bằng cúp điện. Nhiều DN nói họ đồng ý là vì thiếu điện nên giải pháp tạm thời là phải tiết kiệm điện. Tuy nhiên tiết kiệm điện chỉ có ý nghĩa với các DN dùng điện lãng phí, đối với đại đa số DN đều phải tính toán chi li chi phí sản xuất, nên việc bị buộc phải tiết kiệm điện giống như việc phải hạn chế ăn dù còn đói. Ở khía cạnh kinh doanh thì khi cúp điện, bên bán điện đã thiếu sòng phẳng với bên mua điện khi ở thế chủ động ép bên mua phải làm theo cách của mình. Cho dù trước khi cúp điện, bên bán điện có thông báo nhưng thông báo chỉ để cho bên mua điện phải chấp nhận, và tự tìm cách khắc phục sao cho ít bị thiệt hại nhất, chứ không phải thông báo để bên mua phản đối không thực hiện..

Nhiều DN tại Bình Dương (BD) đề xuất, DN đồng ý là phải tiết kiệm điện nhưng không được cúp điện mà để cho DN mua điện tự tiết kiệm theo định mức của ngành điện đề ra. Nếu DN tự tiết kiệm thì họ sẽ biết giảm điện ở khâu nào phù hợp nhất, miễn sao đạt định mức tiết kiệm là được. Khi PV nói nếu để DN tự tiết kiệm thì sợ rằng các DN sẽ tự đề ra mức tiết kiệm thấp, không đạt chỉ tiêu của ngành điện, buộc ngành điện phải đi từng nơi khảo sát, xác định mức tiết kiệm cho từng DN rất mất thời gian…? Thì DN này nói: Thứ nhất, bên bán điện phải vận động để bán hàng, chứ không thể ngồi mãi một chỗ xem danh sách rồi cắt cầu dao. Thứ hai, bên bán điện có thể xem lại các hóa đơn tiền điện của từng DN và biết khá chính xác mức dùng điện của từng DN, để đưa ra định mức tiết kiệm. Hoặc ngành điện có thể xác định mức tiết kiệm cho từng nhóm DN cùng ngành nghề….

Ông Phan Thành Phi cho biết, từ đầu tháng 5/2010, ngành điện tỉnh Long An (LA) đã thực hiện thí điểm việc để cho DN tự tiết kiệm điện nêu trên tại các KCN huyện Đức Hòa, mức tiết kiệm là 10% trên mức sử dụng bình thường. Nếu DN nào không tiết kiệm điện đạt 10% nêu trên, sẽ bị phạt và tuần sau phải tiết kiệm nhiều hơn cho đủ mức. Kết quả như thế nào thì BQL chưa tổng kết. Ông Phan Thành Phi cho rằng BQL các KCN luôn đồng hành, đồng cảm với DN nên ông cảm thấy xấu hổ khi không giải quyết được nạn thiếu điện của DN. Trước đây khi mời DN vào sản xuất tại KCN, UBND tỉnh mà gần gũi nhất là BQL các KCN đã cam kết với DN là bảo đảm hạ tầng tốt cho DN hoạt động, nhưng thực tế là năm nào DN cũng bị thiệt hại vì thiếu điện. BQL các KCN bị than phiền nhiều nhất về vấn đề điện, nhưng không biết trả lời ra sao vì vấn đề này ngoài khả năng của BQL.

Theo ông Phi, “chắc chắn việc thiếu điện sẽ còn dài dài nhiều năm nữa, nếu cơ chế sản xuất và bán điện còn vận hành theo kiểu độc quyền, một mình EVN (TCty điện lực VN) thực hiện như hiện nay. Chúng ta đã xóa bỏ cơ chế độc quyền cho rất nhiều ngành, nhưng tại sao chúng ta chưa xóa bỏ độc quyền ngành điện ?”. Giải pháp căn bản chấm dứt nạn thiếu điện là phải thị trường hóa thực sự ngành điện, phải có cơ chế khuyến khích các DN sản xuất điện và bán điện sao cho có lãi, phải làm sao điện cũng là hàng hóa phải cạnh tranh như các mặt hàng khác. Ông Phi khẳng định có nhiều nhà đầu tư muốn xây dựng nhà máy sản xuất và bán điện cho các KCN tỉnh Long An, nhưng bàn bạc không đâu vào đâu vì vướng quá nhiều trở ngại do vì sự độc quyền của EVN.

Một DN khác tại Long An không muốn nêu tên nói nếu có cơ chế hợp lý thì VN không thiếu điện. Vấn nạn thiếu điện là do thiếu giải pháp sản xuất và phân phối điện. Đất nước bị thiếu điện triền miên, gây thiệt hại không kể xiết cho nền kinh tế. DN này nói theo nhiều tài liệu thì EVN đã bị tổn thất điện năng đến 9,7% tổng công suất, đây là tổn thất ngân sách, tổn thất tiền của dân và DN nhưng thiệt hại thì đổ hết cho người dân và DN. Do cơ chế độc quyền ngành điện tại VN mà nhiều DN VN (Tập đoàn dầu khí, TCty xây dựng Sông Đà…) không sản xuất điện tại VN mà sang Lào sản xuất thủy điện, tổng công suất khoảng 5.000 MW, bằng 1/3 tổng công suất nguồn điện tại VN hiện nay. Thậm chí, nhiều công trình thủy điện tại VN dù có điện nhưng không thể bán do thiếu đường dây truyền tải, mà đường dây truyền tải lại do EVN độc quyền. Cụ thể là đang có khoảng 700 MW thủy điện tại Lào Cai không bán được vì thiếu đường dây truyền tải…

Ông Phi cho biết mới có thêm một nhà đầu tư Mỹ muốn bàn bạc với tỉnh Long An vấn đề xây dựng nhà máy sản xuất điện tại Long An. Điều này cho thấy VN không thiếu nhà đầu tư sẵn sàng sản xuất và bán điện. Tuy nhiên để DN có thể đầu tư thì phải có cơ chế khuyến khích DN sản xuất điện, chấm dứt nạn thiếu điện.

(Theo Khắc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Việt Nam qua góc nhìn thế giới: Môi trường thương mại được cải thiện mạnh mẽ
  • Nâng cấp chất lượng FDI
  • Đầu tư hạ tầng và mô hình PPP
  • “Điểm nghẽn” trong thương mại quốc tế
  • Dự án Đường sắt cao tốc: Tầm nhìn chiến lược
  • CPI tháng 5 tăng thấp nhất so với cùng kỳ từ 2003
  • Hội nhập là bước đi tất yếu
  • Sản xuất nông nghiệp năm 2010: Rủi ro còn ở phía trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi