Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cấp chất lượng FDI

Ảnh: Nguồn Internet
Những nhìn nhận về chất lượng các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ là điểm nóng trong Hội thảo về FDI tại Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế, do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức hôm (21/5) tại Hà Nội.
 
Bức tranh FDI hàng tháng, vốn được vẽ lên bởi các con số chính là nguồn vốn đăng ký và giải ngân, đang trở nên mờ nhạt khi hàng loạt “dự án tỷ đô” gần như đồng thời rơi vào tình trạng treo, chờ rút giấy phép sau các tuyên bố rất kiên quyết từ phía UBND tỉnh trước tình trạng chậm trễ của chủ đầu tư.

Mới đây nhất, UBND tỉnh Quảng Nam cũng buộc lòng nhắc lại khả năng sẽ rút giấy phép Dự án Bãi Biển Rồng với tổng vốn đầu tư 4,1 tỷ USD, khi nhà đầu tư là Công ty Tano Capital, LLC và Công ty Global C&D Inc không thực hiện cam kết về việc đóng tiền ký quỹ.

Tuy nhiên, động thái trên cũng đang vấp phải những nghi ngờ về tính khả thi, khi trên thực tế, trước Quảng Nam, nhiều tuyên bố tương tự được đưa ra, song hầu như chưa có dự án quy mô lớn nào bị rút giấy chứng nhận đầu tư. Ngay với Dự án Khu liên hợp thép Cà Ná có vốn đầu tư lên tới 9,8 tỷ USD được cho là hội tụ rất đủ các điều kiện để có thể rút giấy phép, kể cả yếu tố kiên quyết của chính quyền địa phương từ cấp Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, song cho đến thời điểm này, sau gần một năm có tuyên bố về khả năng rút giấy phép, Dự án vẫn tiếp tục trong diện chờ xử lý.

Ở đây, phải thấy rằng, việc loại bỏ các dự án không mong muốn đang gặp vấn đề lớn. Có khá nhiều lý do được đưa ra, từ việc giải quyết các vấn đề tài chính đến xử lý các phần việc mà chủ đầu tư đã thực hiện…, song dường như có những lấn cấn của chính quyền địa phương trong xử lý hậu quả các quyết định của chính mình. Rất hiếm chính quyền địa phương mạnh tay với các dự án quy mô lớn nếu như chưa tìm được các chủ đầu tư thế chân.

Điều quan trọng là những lấn cấn này đang làm khó cho các mong muốn nâng cao chất lượng dự án FDI trên nguyên tắc sàng lọc và lựa chọn đối tác đầu tư, dự án đầu tư. Hơn thế, yếu tố bị động trong cấp phép dự án FDI, chủ yếu dựa vào ý tưởng và đề xuất của chủ đầu tư, về cả quy mô vốn, diện tích sử dụng đất, thời gian triển khai và kết thúc dự án… dường như cũng làm cho chính quyền các địa phương không thuận lợi khi dựa trên cơ sở dự án của nhà đầu tư trước làm đầu bài tìm chủ đầu tư mới khi dự án gặp vấn đề…

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), khi bàn về chất lượng các dự án FDI cho rằng, chính sách nâng cấp FDI cần được coi là định hướng quan trọng nhất trong giai đoạn tới đây, khi Việt Nam đã qua thời kỳ tận dụng số lượng lớn các dự án FDI trên diện rộng, khi nguồn lực của doanh nghiệp trong nước hạn hẹp, trong đó, yếu tố chủ động đóng vai trò quan trọng.

“Chất lượng dự án FDI được đo lường bằng mức độ phù hợp của từng dự án với cơ cấu kinh tế của cả nước, của từng vùng lãnh thổ và từng địa phương. Trên cơ sở quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật, gắn với các quy hoạch lãnh thổ, lợi thế đặc thù của từng vùng, các địa phương chủ động lựa chọn dự án FDI theo đúng quy hoạch, chứ không phải theo ý đồ của nhà đầu tư”, ông Mại phân tích.

Điều này có nghĩa là vai trò của chính quyền địa phương rất lớn trong định hướng lựa chọn chất lượng cho các dự án FDI. Mặc dù phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương là vấn đề có tính quy luật, song hiệu năng quản lý nhà nước, là đòi hỏi khi phân cấp cho chính quyền địa phương, chỉ tốt khi có đủ hai tiền đề lớn là điều kiện về năng lực ra quyết định của chính quyền địa phương đồng đều (để đảm bảo hiệu quả phân cấp đồng loạt với các địa phương) và các tiêu chí rõ ràng, thống nhất trong lựa chọn và thẩm định các dự án FDI theo quy hoạch phát triển, đặc biệt là các dự án FDI trong các lĩnh vực có sử dụng tài nguyên (bao gồm cả đất đai)…

Tất nhiên, chất lượng trong lựa chọn các dự án FDI phụ thuộc lớn vào chính sách thu hút các dự án FDI, chính sách lựa chọn đối tác lớn, các thay đổi về quy hoạch phát triển khi điều kiện thực tế thay đổi... Song ông Mại cũng khuyến nghị, không thể tiếp tục bị động với các nhà đầu tư nước ngoài trong triển khai các dự án quốc tế tại Việt Nam

Trong định hướng chủ động lựa chọn và kêu gọi đầu tư với các tập đoàn đa quốc gia đang nhận được nhiều ủng hộ, thì các khuyến nghị liên quan đến gắn kết các nguồn FDI này với các doanh nghiệp trong nước cũng được đưa ra. Thực tế, tính lan toả về hiệu quả giữa khu vực FDI và trong nước rất thấp đang đặt ra đầu bài khó cho các nhà hoạch định chính sách. Vấn đề nằm ở chỗ, nếu không đẩy nhanh sự kết nối các nguồn lực này, thì chất lượng dòng vốn FDI trong tổng thể các mối quan hệ có thể sẽ trở nên khó xác định.

(Theo // Báo đầu tư)

  • Đầu tư hạ tầng và mô hình PPP
  • “Điểm nghẽn” trong thương mại quốc tế
  • Dự án Đường sắt cao tốc: Tầm nhìn chiến lược
  • CPI tháng 5 tăng thấp nhất so với cùng kỳ từ 2003
  • Hội nhập là bước đi tất yếu
  • Sản xuất nông nghiệp năm 2010: Rủi ro còn ở phía trước
  • Sau 3 năm gia nhập WTO: Nhiều cơ hội, lắm thách thức
  • Câu hỏi đằng sau con số thống kê
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi