Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bổ sung một số biện pháp tập trung duy trì và khôi phục đà tăng trưởng kinh tế

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2009 diễn ra từ 30/3 - 1/4/2009

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2009 diễn ra từ 30/3 - 1/4/2009

Theo Nghị quyết 12/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2009, Chính phủ đã đề ra một số biện pháp bổ sung để tiếp tục tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp trọng tâm ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì và khôi phục lại đà tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Xây dựng cơ chế thu mua nông phẩm, kích cầu tiêu dùng trong nước

Đối với nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh sản xuất, không để xảy ra dịch bệnh tràn lan, đặc biệt chú ý giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, không để diễn ra tình trạng được mùa lại mất giá.

Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong cuối tháng 4/2009 chính sách, cơ chế thu mua đối với các sản phẩm: lúa gạo, cà phê, chè, cao su, điều hạt, cá nuôi, tôm nuôi, bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm hàng hóa, người sản xuất có lãi hợp lý; đồng thời xây dựng chính sách, cơ chế hỗ trợ cho nông dân mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng.

Để đẩy mạnh triển khai giải pháp quan trọng là kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bên cạnh việc tiếp tục rà soát, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính, nhất là thủ tục đấu thầu, thuế, giải phóng mặt bằng,... Chính phủ yêu cầu tập trung giải ngân nhanh các công trình, dự án đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, FDI và các nguồn vốn dân doanh, đặc biệt chú trọng giải ngân đối với các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Song song với việc các Bộ, ngành, địa phương tổ chức xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đặc biệt chú trọng thị trường trong nước với khu vực nông nghiệp, nông thôn, trong tháng 4/2009, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ phương án điều chỉnh chính sách thuế để kích cầu tiêu dùng trong nước.

Cho phép các Bộ, địa phương chủ động bố trí, điều chuyển vốn trái phiếu Chính phủ
Chính phủ cho phép Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí, điều chuyển vốn trái phiếu Chính phủ giữa các dự án thuộc các lĩnh vực có trong danh mục đầu tư bằng vốn trái phiếu Chính phủ, trên cơ sở tổng mức đầu tư được giao hàng năm.

Nhằm thực hiện mục tiêu sớm hoàn thành dứt điểm dự án, công trình, đưa vào hoạt động và phát huy hiệu quả ngay trong năm 2009 và 2010, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét điều chuyển vốn trái phiếu Chính phủ giữa các dự án có trong danh mục thuộc các lĩnh vực của các Bộ và địa phương, đồng thời rà soát, thực hiện đơn giản hóa các thủ tục.

Về vấn đề giá điện giờ cao điểm, một trong những vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương xử lý phù hợp, chỉ đạo quyết liệt chống tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước.

Trình Quốc hội cho phát hành bổ sung 20.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Bổ sung cho nhóm giải pháp chính sách tài chính, tiền tệ, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì điều chỉnh chính sách về bảo lãnh vay nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến để đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, trình phương án giảm lãi suất tín dụng ưu đãi đối với các khoản vay vốn trung và dài hạn để thực hiện dự án đầu tư phát triển; thực hiện tạm ứng vốn cho các địa phương đối với số vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ địa phương xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp.

Chính phủ thống nhất trình Quốc hội xem xét cho phát hành bổ sung 20.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong năm 2009 để tập trung đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, nhà ở cho sinh viên. Giao Bộ Tài chính vay 20.000 tỷ đồng từ nguồn vốn nhàn rỗi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tạo nguồn tạm ứng vốn kế hoạch năm 2010 cho các dự án quan trọng, cấp bách; các công trình cần đầu tư, đang làm dở dang thiếu vốn; bảo đảm vốn đối ứng cho các dự án ODA; khai thông các công trình đầu tư FDI; các công trình quan trọng phục vụ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội…
 


 

(Theo chinhphu điện tử)

  • Bức tranh kinh tế quý I/2009: Chưa thoát khỏi xu thế chung
  • WB dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam
  • Diễn biến mới của suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến Việt Nam
  • Tận dụng cơ hội, tăng sức mạnh cho nền kinh tế
  • Quản lý kinh tế vĩ mô vì sự tăng trưởng bền vững: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
  • Giá tiêu dùng: Khúc dạo đầu của xu thế mới
  • Ngân hàng Thế giới: Việt Nam vượt qua hai cú sốc kinh tế
  • Khởi đầu chu kỳ giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi