Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bức tranh kinh tế quý I/2009: Chưa thoát khỏi xu thế chung

Thường trực Ủy ban kinh tế vừa trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2009 với những vấn đề cụ thể.

Những nét lớn về tình hình kinh tế thế giới và trong nước quý I có thể thấy: Mức tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục được dự báo giảm. Công bố nhiều nước cho thấy, thêm nhiều nền kinh tế đã bắt đầu rơi vào suy thoái. Cuối tháng 3, cũng có những dấu hiệu khả quan đầu tiên (một số ngân hàng Mỹ công bố có lãi, tổng mức bán lẻ ở Mỹ tăng trở lại chấm dứt chuỗi giảm 6 tháng liên tiếp, giá xăng dầu phục hồi, thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu xu thế tăng điểm...) nhưng triển vọng hồi phục nền kinh tế chưa thực sự rõ nét.  

Những biến động của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến kinh tế - xã hội nước ta trên các mặt sản xuất, đầu tư, xuất nhập  khẩu, việc làm, thu chi ngân sách...khiến các chỉ tiểu này suy giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm 2008. Trước tình hình đó, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự đoán ngân sách Nhà nước năm 2009. Đối với chính sách tiền tệ, NHNN đã giảm lãi suất cơ bản còn 7%/năm, quyết định giảm đồng loạt các lãi suất như lãi suất tái cấp vốn chỉ còn 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm, nâng tỷ giá ngoại tệ lên 5% đã khiến cho thị trường tiền tệ không có gì biến động lớn. Về an sinh xã hội, từ 1/1/2009 nhiều chính sách liên quan đến vấn đề lao động việc làm, an sinh xã hội có hiệu lực và vẫn đảm bảo.

Ủy ban kinh tế nhận định những biện pháp của Chính phủ đã bước đầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn sản xuất, kinh doanh với lãi suất thấp nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, tăng cầu đầu tư và tiêu dùng của xã hội. Tuy nhiên, tốc độ phát triển toàn nền kinh tế diễn ra còn chậm. Tốc độ tăng GDP trong quý I khoảng 3,1% - là mức tăng thấp nhất trong 8 tháng trở lại đây, chỉ bằng 42% so với cùng kỳ năm 2008. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2009 tăng 1,32% so với tháng 12/2008. Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm ước đạt 13,479 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu tính chung 3 tháng đầu năm đạt 11,832 tỷ USD, ước giảm 45% so với cùng kỳ là mức sụt giảm lớn. Ước tính 3 tháng đầu năm 2009, Việt nam đã xuất siêu 1,647 tỷ USD. Cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý I/2009 đạt 6 tỷ USD, giảm 40% so với cùng kỳ. Hai tháng đầu năm, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước bằng 13,6% so với dự toán, giảm 28,1% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số Vn-index trên thị trường chứng khoán liên tục giảm trong tháng 2 và đã tăng trở lại trong tháng 3. Số lao động bị mất việc làm 2 tháng đầu năm ước tính trên địa bàn cả nước hơn 80 nghìn người...

Các đánh giá về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 rất khác nhau. Tuy vậy, tất cả đều thống nhất về nhận định: đầu tư suy giảm, xuất khẩu yếu, lượng kiều hồi gửi về ít đi và những tác nhân khiến Việt Nam sẽ khó đạt được mức tăng trưởng 6,5% như đã đề ra.  

Đồng thời, trong báo cáo này, Thường trực Ủy ban kinh tế cũng đưa ra một số vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới. Thứ nhất, cần xem xét và nghiên cứu điều chỉnh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2009. Thứ hai, đề nghị Chính phủ có báo cáo việc triển khai gói kích cầu và cần thiết phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ triển khai để phát huy hiệu quả gói giải pháp chống suy giảm kinh tế. Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các dự án đang triển khai theo kế hoạch đầu tư phát triển năm 2009 thuộc các nguồn vốn. Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chính sách liên quan đến vấn đề lao động việc làm, an sinh xã hội...Thứ năm, tăng cường năng lực dự báo tình hình kinh tế vĩ mô để kịp thời có chính sách và giải pháp điều chỉnh thích hợp.

 

( Theo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Bổ sung một số biện pháp tập trung duy trì và khôi phục đà tăng trưởng kinh tế
  • WB dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam
  • Diễn biến mới của suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến Việt Nam
  • Tận dụng cơ hội, tăng sức mạnh cho nền kinh tế
  • Quản lý kinh tế vĩ mô vì sự tăng trưởng bền vững: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
  • Giá tiêu dùng: Khúc dạo đầu của xu thế mới
  • Ngân hàng Thế giới: Việt Nam vượt qua hai cú sốc kinh tế
  • Khởi đầu chu kỳ giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi