Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bốn nhà thành hai, mạnh ai nấy làm ?



 

Kỹ sư nông nghiệp và cán bộ khuyến nông hướng dẫn bà con nông dân huyện Chương Mỹ chăm sóc đậu tương. Ảnh: Nguyệt Ánh

 - Chương trình liên kết “Bốn nhà” (Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp) theo Quyết định 80 của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng ban hành từ năm 2002. Mặc dù chương trình được nhiều ngành, địa phương, doanh nghiệp và nông dân quan tâm, nhưng mối liên kết hiện còn lỏng lẻo khiến nông dân chịu nhiều thiệt hại, rủi ro trong sản xuất.

 ... Liên kết vẫn rời rạc

 

Chương trình liên kết “Bốn nhà” đã mở ra cơ hội lớn cho nông dân tiêu thụ nông sản hàng hóa, tuy nhiên, đã 7 năm trôi qua, mối liên kết này vẫn chưa phát huy được tiềm năng của các bên. Nhiều năm nay, bài học “được mùa - mất giá” của nông dân ở các vùng trồng lúa, cà phê, đường mía, thủy sản... đã làm cho nhiều nông dân điêu đứng, thậm chí sạt nghiệp do sản xuất theo phong trào. Chính phủ và các bộ, ngành chức năng, hiệp hội đã “đau đầu” và tốn thời gian bàn thảo cho vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa.

 

Tại xã Cát Quế (Hoài Đức), nông dân đã phát triển chăn nuôi, thường xuyên có khoảng trên 33.000 con gia súc, gia cầm, chủ yếu là lợn. Trong quá trình chăn nuôi, nông dân đã tự nguyện liên kết với nhau phát triển chăn nuôi như: trao đổi kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật, vốn và phương pháp phòng trừ dịch bệnh... Đến nay, HTX Cát Quế đã thu hút 20 xã viên với quy mô 200 lợn nái, 800 lợn thịt và trên 10.000 con gia cầm. Mặc dù vậy, theo anh Nguyễn Đình Tâm, Chủ nhiệm HTX thì sự liên kết này mới chỉ dừng lại ở các hộ tự kiên kết với nhau. Cũng vì không có sự liên kết với các DN trong thu mua sản phẩm nên mỗi năm, hàng chục tấn thịt lợn hơi của HTX phải bán trôi nổi ngoài thị trường trong cảnh lúc đắt, lúc ế. Ở nhiều huyện ngoại thành Hà Nội, mô hình liên kết “Bốn nhà” cũng đang trong cảnh “mạnh ai nấy làm”. Theo ông Cao Ngọc Tuyến, Phó phòng NN&PTNT huyện Hoài Đức, nếu có sự liên kết thì phần lớn cũng mới chỉ dừng lại ở những liên kết tay đôi (nhà nông - doanh nghiệp; nhà nông - Nhà nước hoặc nhà nông - nhà khoa học) chứ chưa có mô hình nào lộ rõ mối liên kết “Bốn nhà”. Hội Nông dân thành phố tuy đã tích cực xây dựng các chương trình liên kết hỗ trợ nông dân như đưa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo phương thức trả chậm giúp nông dân phát triển sản xuất cũng thừa nhận những mô hình liên kết “Bốn nhà” thực sự không nhiều. Chính sự liên kết lỏng lẻo giữa “Bốn nhà” khiến nông nghiệp chưa phát huy được thế mạnh, còn nông dân thì vẫn chịu nhiều thiệt hại và rủi ro.

 

Củng cố lại liên kết “Bốn nhà”

 

Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, UV BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, chương trình liên kết “Bốn nhà” cho nông dân hiện nay mới chỉ dừng lại ở khẩu hiệu. Nhà nông và nhà DN cần “bắt tay” chặt hơn. Thực tế, những mô hình hoạt động có sự liên kết “Bốn nhà” mang lại nhiều lợi ích như mô hình liên kết của Công ty Vinamit (Bình Dương) đang rất cần được nhân rộng. Ở đây, công ty đã có sự liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, các trung tâm khuyến nông, viện, trường đại học ngay tại địa phương; như tổ chức các cuộc thi về giống cây và trái cây ngon để tìm ra những bộ giống tốt, từ đó phát triển và nhân giống đại trà, cung cấp cho bà con nông dân và bảo đảm bằng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhiều năm. Nhờ vậy, nông dân mới thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn nông sản làm ra không tiêu thụ được trong khi DN lại thiếu nguyên liệu chế biến.

 

Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi nông dân vẫn chưa đủ thông tin về việc nên “trồng cây gì, nuôi con gì” thì vai trò của quy hoạch vùng nguyên liệu, một sự điều tiết chung có tính chất như lịch nuôi và thu mua… là rất cần thiết; vai trò của DN trong việc hợp tác thật sự với hộ nông dân, coi họ như một bộ phận cấu thành trong vùng nguyên liệu của mình là rất quan trọng. Chính DN sẽ giúp cho nông dân sản xuất ra sản phẩm mang tính kế hoạch theo yêu cầu của thị trường. Về phía Nhà nước cũng cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy nông dân và DN đến gần nhau hơn nữa. Liên kết “Bốn nhà” là xu thế tất yếu để nông nghiệp phát triển bền vững, vì khi thắt chặt được mối liên kết ấy thì mọi nhà đều cùng hưởng lợi.

(Theo Nguyễn Mai // Hanoimoi Online)

  • Nhà đầu tư khuyên Việt Nam nâng cao năng lực quản trị
  • DN CNTT Việt Nam: Nhiều nhưng chưa mạnh
  • GDP năm 2009 có thể tăng từ 5 - 5,2%
  • Việt Nam kêu gọi đối phó với khủng hoảng
  • 2010 Việt Nam còn 10 - 11% hộ nghèo: "Hoàn toàn khả thi"
  • Một mình không thể "diễn ba vai tuồng"
  • Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010
  • Thực hiện gói kích thích kinh tế tiếp theo - Cần nhưng phải khác trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi