Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bước tiến từ thực tế

Hôm nay, ngày 9/9/2009, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2010 của 183 nền kinh tế trên thế giới.

Sự thuận lợi trong môi trường kinh doanh của Việt Nam trong Bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2010 do WB thực hiện đang được giới phân tích kinh tế kỳ vọng sẽ có nhiều điểm sáng. Đặc biệt, các bước tiến về thủ tục hành chính sau hàng loạt động thái tích cực trong chính sách của Chính phủ Việt Nam được cho là sẽ hỗ trợ vị trí của Việt Nam so với bậc 92 trong tổng số 181 nền kinh tế tham gia xếp hạng trong lần công bố năm ngoái.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia), phân tích từ các nghiên cứu, đánh giá về môi trường kinh doanh Việt Nam, cũng như các động thái chính sách đều cho thấy, thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục đăng ký kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều.

Mặc dù trong Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2009, chỉ số này của Việt Nam bị WB đánh giá thấp, xếp ở mức 108 trong tổng số 181 nền kinh tế được xếp hạng, song cũng phải nhắc tới sự không cập nhật chính sách mới của các chuyên gia WB. Và ngay trong buổi công bố hồi năm ngoái, các chuyên gia WB cũng đã thừa nhận sự chậm trễ này và cam kết sẽ có những ghi nhận mạnh mẽ cho Việt Nam trong xếp hạng năm tiếp theo.

Tuy nhiên, vẫn phải nhắc lại quan điểm mà các chuyên gia WB luôn nhắc tới khi bàn về vị trí Bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh, đó là sự ghi nhận của giới đầu tư, kinh doanh sẽ dành cho các quốc gia thực hiện những cải cách sâu rộng nhất, có những bước đột phá mạnh mẽ nhất. Hơn thế, các khuyến nghị của WB cùng thường đi kèm ngụ ý là, các quốc gia càng có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng, thì càng có cơ hội tăng trưởng và phát triển.

Ông Trần Hữu Huỳnh, Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, mấu chốt sự thuận lợi của môi trường kinh doanh trên thực tế không chỉ nằm trong chính sách, các cam kết của Chính phủ, mà chính là sự cảm nhận thực tế của giới đầu tư, kinh doanh.

Trở lại vấn đề của Việt Nam, cho tới thời điểm này, bước tiến được đánh giá cao nhất chính là nỗ lực và quyết tâm chính trị lớn trong việc thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ (Đề án 30). Giai đoạn 2, giai đoạn “máy xén” thủ tục hành chính đã chính thức bắt đầu từ tháng 9/2009, với chỉ tiêu cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, chắc chắn sẽ chưa ghi điểm cho Việt Nam trong Bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2010.

Ngay cả việc công bố công khai 5.700 thủ tục hành chính trong 7.870 văn bản vừa được các địa phương, bộ, ngành trên cả nước hoàn thành vào ngày 31/8/2009 cũng có thể chưa được xem xét. Tuy nhiên, trên thực tế, giới đầu tư kinh doanh sẽ là những đối tượng đầu tiên cảm nhận được các nỗ lực này khi tiếp xúc với cơ quan hành chính các cấp.

Cũng phải nói thêm rằng, cho tới trước ngày 31/10/2009, các thủ tục hành chính liên quan đến chính sách kích cầu của Chính phủ, các thủ tục đang gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực thuế (18 thủ tục), hải quan (43), ngân hàng (14), công thương (4), xây dựng (14), nông nghiệp (8), y tế (18), giao thông (11), tư pháp (11) công an (10), lao động (12), thông tin truyền thông (2), tài nguyên môi trường (27), kế hoạch và đầu tư (21), khoa học công nghệ (6), văn hoá (4), ngân hàng phát triển (6) sẽ được tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án đơn giản hoá. Chắc chắn đây là thông tin tốt cho giới đầu tư kinh doanh trong nước và quốc tế quan tâm tới thị trường Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang được cho là dần trở lại quỹ đạo, các nỗ lực của Việt Nam trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, tạo điều kiện khuyến khích phát triển kinh doanh, tạo việc làm mới, tăng nguồn thu sẽ là bàn đạp quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, chuẩn bị sức bật cho chu kỳ kinh doanh mới.

Sự ghi điểm của Việt Nam trong năm 2010 sẽ là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư và khả năng cải thiện dần những nút thắt lớn của môi trường kinh doanh trong cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư )

  • Kêu gọi đầu tư vào Gia Lai: Cung đường ngắn, chiến lược dài hơi
  • Kinh nghiệm thực tế từ mô hình quản lý sân Golf ở Hàn Quốc
  • Làm gì để "đối mặt" với suy giảm kinh tế? - Bài 2: Quay về thị trường nội địa - Không phải là nhất thời
  • Phân bón dỏm tràn lan, vì sao ?
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều lực cản trong thu hút dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Báo Bà Rịa – Vũng Tàu: Ngành công nghiệp - Suy giảm đã chạm đáy
  • Xuất khẩu và thu ngân sách gặp nhiều khó khăn
  • Công nghiệp 8 tháng: Trái chiều hai nửa “nặng”, “nhẹ”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi