Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý mua sắm công : Tập trung hay phân tán ?

Cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị nhà nước

 

Cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị nhà nước

Mua sắm công chiếm một phần lớn trong tổng chi ngân sách của Nhà nước. Đây cũng là lĩnh vực dễ nảy sinh thất thoát và sử dụng sai mục đích chi ngân sách, bởi nếu không quản lý tốt, thì đây chính là “cánh cửa” cho tham nhũng, biến “tiền công” thành “tiền riêng”. Việc làm thế nào để quản lý chặt chẽ được mua sắm công đang làm đau đầu các nhà quản lý.

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật quản lý hoạt động mua sắm công  đã không ngừng hoàn thiện. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả quản lý lĩnh vực này, một số vấn đề về phương pháp và pháp luật cũng cần được xem xét và chỉnh lý.

Thất thoát từ mua sắm công

Theo ông Phạm Đình Cường - Cục trưởng Cục quản lý công sản, Bộ Tài chính, VN là một nước đang phát triển nên nhu cầu mua sắm công để phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Chỉ tính riêng ngân sách TƯ năm 2009 (dự toán), tổng chi cân đối ngân sách trung ương là 314.544 tỷ đồng. Trong đó chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và quản lý hành chính sự nghiệp là 160.231 tỷ đồng, trong số này khoảng 20% được chi cho mua sắm công.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng chi ngân sách trong năm 2009 này vào khoảng 314 nghìn tỷ đồng, trong đó có khoảng 20% được dùng để mua sắm tài sản công.

Theo các chuyên gia, việc mua sắm công là cần thiết, tuy nhiên nếu chi tiêu không khoa học, cũng như quản lý chặt chẽ dễ dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước. Ví dụ, báo cáo kiểm toán năm 2006 đã chỉ ra rằng, số tiền chi vi phạm mua sắm công mới thực sự là những con số khổng lồ. Hàng loạt đơn vị như UBND quận Ninh Kiều (Cần Thơ) xây vượt tiêu chuẩn 387 m2, quận Bình Thuỷ vượt gần 1.800 m2, huyện Phong Điền vượt hơn 2.200 m2. Hay như 16/29 tỉnh có báo cáo, thì chi tiêu công đã không đúng chế độ tới hơn 182 tỷ đồng; chỉ 4 ngành, địa phương gồm Bộ Nội vụ, Lạng Sơn, Kiên Giang, Bắc Cạn đã có tới 55 xe ôtô mua vượt tiêu chuẩn, không đấu thầu... Cá biệt chỉ 6 tháng đầu năm 2006, kho bạc đã từ chối thanh toán 75 tỷ đồng, trong đó có 20 tỷ đồng mua sắm xe công sai tiêu chuẩn.

Ông Phạm Đình Cường nhận định: Việc đầu tư kém hiệu quả, gây thất thoát lãng phí trong chi tiêu mua sắm công vẫn là vấn đề phức tạp. Theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước về việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công tại các Ban quản lý dự án thuộc 4 bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo và 3 địa phương là: TP HCM, Ninh Bình, Đồng Nai thì tình trạng sử dụng ngân sách nhà nước vượt tiêu chuẩn, sai mục đích, lãng phí tương đối nhiều. Riêng trong năm 2007, các đơn vị kể trên mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, sai mục đích 95 tỷ đồng. Trong khi đó nhiều tài sản từ mua sắm công không đưa vào sử dụng được.

Kiếm soát cách nào ?

Nhận định về pháp luật quản lý mua sắm công, ông Vũ Hồng Hải- Thanh tra Bộ Tài chính cho rằng, với việc ban hành nhiều văn bản pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, định mức về xây dựng, mua sắm được ban hành đã giúp việc kiểm soát mua sắm công được chặt chẽ hơn. Qua đó tiết kiệm được ngân sách của Nhà nước. Ông Nguyễn Quang Ân - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế cho biết: Thời gian qua có nhiều biến động về giá, không ít gói thầu đã không chọn được nhà thầu do giá chào thầu quá cao. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật về đấu thầu, năm 2008 với riêng các dự án nhóm B, thông qua hình thức đấu thầu chênh lệch, Bộ Y tế đã giảm được 31,4 tỷ đồng so với giá gói thầu đã duyệt. Ông Tăng Việt Cường - Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận cho biết: Riêng năm 2008 tổng giá trị mua sắm tài sản theo phương thức tập trung là 11,67 tỷ đồng thì qua công tác tổ chức đấu thầu đã tiết kiệm được 1,3 tỷ đồng...

Để những lãng phí, sai phạm trong đầu tư công được kiểm soát tốt hơn, ông Phạm Đình Cường cho rằng: VN cần kết hợp cả hai phương thức mua sắm công tập trung và mua sắm công phân tán. Đồng thời cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị nhà nước; phân bổ ngân sách nhà nước cho mua sắm công kịp thời, đúng mục đích và tiết kiệm...

Trong khi đó, ông Trần Anh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho rằng: Cần công khai, minh bạch đối với các thông tin liên quan đến mua sắm công, chú trọng quyền tiếp cận thông tin của người dân và cộng đồng.“Những cuộc thông đồng trong đấu thầu mua sắm công thường có tính hệ thống, đan xen nhiều kiểu thông đồng. Các vụ liên quan đến thông đồng trong xây dựng cơ bản hoặc các dự án phát triển ngành khi phát hiện luôn có bóng dáng của cán bộ nhà nước với vai trò chủ đầu tư hoặc đầu mối đầu tư. Điều này tạo ra những thách thức cho cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh và pháp luật đấu thầu bởi để xác định chính xác về  hành vi vi phạm thì cần có các kỹ năng tổng hợp trong phân tích, xử lý dữ liệu. Do đó, một cơ chế phối hợp linh hoạt, chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan trong quản lý mua sắm công là điều rất cần thiết”-ông Trần Anh Sơn nhấn mạnh.

 

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cần thêm gói kích cầu mới?
  • Theo đuổi kích cầu và rủi ro chính sách
  • Hỗ trợ lãi suất mua máy móc: Vì sao giải ngân chậm?
  • Nhiều chỉ tiêu kinh tế 2010 dự kiến cao hơn 2009
  • Quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm: Lộ trình quá gấp gáp
  • Hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội: Mô hình cũ, cán bộ yếu
  • Đã đến lúc Việt Nam thực hiện minh bạch tài nguyên
  • Kích thích kinh tế: kích tiếp như thế nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi