Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đất bỏ hoang: Sao mà nhiều thế ?

Theo quy hoạch sử dụng đất của Bộ TN-MT, đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của nước ta sẽ là trên 9,36 triệu ha, với quy mô dân số trên 86,5 triệu người. Còn Bộ NN-PTNT thì thống kê, việc thu hồi mỗi ha đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp.

 

Trong giai đoạn 2000 - 2006, có khoảng trên 2,5 triệu nông dân bị ảnh hưởng việc làm vì bị thu hồi đất. Một số tỉnh đã có tới gần 30% số lao động không có việc làm, hoặc việc làm không ổn định sau khi bị thu hồi đất

Gần đây, Bộ TN-MT đã công bố Báo cáo kết quả kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Theo đó, có tới 4.120 tổ chức đã bỏ hoang gần 300.000 ha đất đã được giao quản lý. Trong đó, hơn 250.000 ha là đất để hoang, gần 49.000 ha là đất của những dự án treo… Căn cứ thống kê của Bộ NN-PTNT, thì để có quỹ đất ấy, sẽ phải ảnh hưởng tới việc làm của một lực lượng gần 3 triệu nông dân.

Ngoài ra, cũng theo kết quả kiểm tra của Bộ TN-MT, còn có tới 3.915 tổ chức, cá nhân đã lấn chiếm 254.000 ha đất. Có 1.205 tổ chức đã cho thuê trái phép gần 3.000 ha đất, và 3.311 tổ chức không sử dụng đúng mục đích 25.587 ha đất. Đó cũng chưa là số liệu cuối cùng về diện tích đất bị sử dụng lãng phí, vì chưa tính tới những dự án đã bị quy hoạch “treo”.

Vậy đó, những con số khổng lồ về diện tích bị lãng phí là sự tương phản hoàn toàn với lời đánh giá về chính sách đất đai của ta đang ngày càng chi tiết, chặt chẽ, minh bạch, văn minh hơn. Đất đai vẫn đang bị sử dụng lãng phí, bị lợi dụng ở mức độ nghiêm trọng.

Đó không là nhận xét có tính chất chụp mũ, quy kết. Vì hãy nhớ tới thực tế này, từ hàng chục năm nay, bất kể giai đoạn nào, quy định nào, thì có một nguyên tắc không hề thay đổi trong quy định liên quan tới sử dụng đất đai. Đó là các tổ chức, cá nhân phải sử dụng đất đúng mục đích đã giao. Nếu vi phạm trong sử dụng đất, thì họ sẽ bị xử phạt, buộc khôi phục tình trạng ban đầu, hay là bị thu hồi đất, bị truy tố trước pháp luật...

Có nghĩa, sự lãng phí trong sử dụng đất ở ta bắt nguồn từ nguyên nhân con người, trước khi bắt nguồn từ nguyên nhân cơ chế không hoàn thiện, hoặc bị thay đổi liên tục. Con người có động cơ vụ lợi cá nhân, do yếu kém năng lực quản lý, sử dụng thì cũng đều là nguyên nhân có tính chủ quan gây ra tình trạng lãng phí đất. Vì thế, đặt vấn đề sao lại có quá nhiều diện tích đất bị sử dụng lãng phí thế, cũng là đặt vấn đề cần phải có sự thay đổi trong cơ chế quản lý con người liên qua tới quản lý và sử dụng đất.

 

(Theo Thái Duy // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Quản lý mua sắm công : Tập trung hay phân tán ?
  • Cần thêm gói kích cầu mới?
  • Theo đuổi kích cầu và rủi ro chính sách
  • Hỗ trợ lãi suất mua máy móc: Vì sao giải ngân chậm?
  • Nhiều chỉ tiêu kinh tế 2010 dự kiến cao hơn 2009
  • Quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm: Lộ trình quá gấp gáp
  • Hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội: Mô hình cũ, cán bộ yếu
  • Đã đến lúc Việt Nam thực hiện minh bạch tài nguyên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi