Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách thủ tục hành chính: Ai cũng muốn nghe!

tinkinhte.comHãy bắt đầu mục này bằng thông tin sau: Tổng cục Thuế vừa công bố, trong năm 2010, ngành thuế sẽ cắt giảm khoảng 40% thủ tục hành chính thuế hiện hành. Đồng thời, cũng trong năm 2010, tổng cục sẽ nỗ lực nhân rộng mô hình chuẩn về thủ tục hành chính thuế.

Còn nhớ, cũng theo Tổng cục Thuế công bố, trong năm 2009 ngành đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 258 thủ tục hành chính thuế. Hiện, quy trình, thủ tục toàn ngành thuế còn lại tổng số 330 thủ tục các cấp từ Tổng cục tới cấp Chi cục. Như vậy, nếu trong năm 2010 tổng cục bãi bỏ được 40% thủ tục hành chính, thì số thủ tục còn lại sẽ là trong khoảng 200 thủ tục. Ngoài ra là việc áp dụng quy trình chuẩn, công khai sẽ giúp giảm thiểu được thời gian dành cho thủ tục hành chính của DN. Đồng thời còn có tác dụng nâng cao hiệu quả quản lý thuế của ngành.

Từ lâu nay, thủ tục hành chính liên quan tới ngành thuế luôn là điểm nóng trong quan hệ giữa người dân, DN với các cơ quan chức năng. Mỗi lần đến kỳ nộp báo cáo thuế, mua hóa đơn, hay bị thanh tra thuế… là mỗi lần DN dở khóc dở cười với cán bộ thuế. Dù ngành thuế đã áp dụng phần mềm kê khai thuế một cách phổ biến, nhưng cũng chỉ đỡ được một phần những rắc rối có thể gặp phải nếu kê khai thuế theo cách cũ…

Vậy thì ngành thuế sẽ làm thế nào để ngày càng giảm bớt, hiện đại hóa các thủ tục hành chính liên quan tới lĩnh vực quản lý của mình ? Hiện, do các hoạt động tin học hóa quy trình, thủ tục thuế đang được tiến hành với tốc độ nhanh. Nên không khó hình dung việc cải cách quy trình thủ tục liên quan tới thuế sẽ phụ thuộc vào khả năng liên thông về thông tin khai báo, thủ tục giữa ngành này với các cơ quan khác như bảo hiểm, ngân hàng, kho bạc… Chẳng hạn như thống nhất một địa chỉ kê khai nộp thuế với các cơ quan kho bạc, bảo hiểm…, rồi dựa vào dữ liệu kê khai có sẵn để giải quyết các yêu cầu về thuế... Là khuyến khích hình thức nộp thuế qua mạng, qua tài khoản ngân hàng… Là khuyến DN sử dụng hình thức hóa đơn tự in.

Nhìn vào các đầu công việc ngành thuế dự kiến tiến hành cải cách thủ tục về thuế, có thể thấy sự thay đổi trong quan niệm quản lý của cơ quan thuế với DN. Hình thức quản lý qua giám sát chặt chẽ bằng văn bản, giấy tờ đang dần bị thay thế bằng hình thức giám sát, quản lý qua thông tin tự khai của DN, người dân. Và đó chính là điều DN, người dân mong chờ ở các thủ tục hành chính. Khi đối tượng nộp thuế được tôn trọng đúng với vị trí, đóng góp của họ cho xã hội, thì tính tự giác trong kê khai, vì thế, cũng sẽ được nâng cao. Ở chiều ngược lại, tính tự giác, trung thực trong kê khai của đối tượng quản lý cũng là mong muốn cao nhất của chính các cơ quan quản lý. Và vì thế, thông tin về việc ngành thuế phấn đấu giảm được 40% thủ tục về thuế trong năm 2010 có thể coi là thông tin mà DN và công dân nào cũng muốn được nghe, được hi vọng và chứng kiến nhất trong năm tới.

(Theo Quốc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khắc phục hạn chế khi hội nhập kinh tế quốc tế
  • “Gam màu” sáng từ cuối quý I/2010
  • Năm 2020, thu nhập của người sản xuất lúa gạo cao gấp 2,5 lần
  • Nguy cơ "khát" điện do khô hạn
  • Quy hoạch phát triển điện năng: Còn nhiều bất cập
  • Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Những con số khả quan
  • Giải bài toán tăng thu - giảm chi năm 2010
  • Doanh nghiệp nghĩ gì về môi trường kinh doanh 2009?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi