Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần nâng nội lực cạnh tranh để hút đầu tư ngoại

Để hấp dẫn đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần cải thiện về vấn đề giao thông. (Ảnh: Anh Tôn/TTXVN)
Chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến tại hội nghị sản xuất tại Việt Nam, nhiều vị tổng giám đốc cho rằng, để hấp dẫn đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần nâng cao hơn nữa nội lực cạnh tranh, nhất là vấn đề giao thông.

Hơn 100 tổng giám đốc (CEO) đến từ các tập đoàn, công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đã tham dự hội nghị sản xuất tại Việt Nam, được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/3.

Theo đánh giá của ông Mike Gildea - CEO đến từ Công ty Agiliti Suouth East Asia, hệ thống giao thông của Việt Nam còn yếu kém đã gây khó khăn cho việc giao nhận hàng hóa đúng thời hạn.

Đã có nhiều nhà đầu tư công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam nhưng gặp phải thách thức về nhân lực cũng như hạ tầng còn yếu kém. Chính vì vậy, chi phí vận chuyển hàng hóa của các nhà đầu tư bị tăng lên khi so sánh với đầu tư ở một số quốc gia khác trong khu vực, làm giảm đi lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân công rẻ và dồi dào của Việt Nam.

Đánh giá về trình độ của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Trí Dũng, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Nhật Bản và hiện là người đứng đầu Trường Doanh thương Trí Dũng cho rằng, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện còn thiếu tính liên kết, tài chính hạn chế, tiếp cận khoa học công nghệ còn hạn chế, thông tin về kinh tế thế giới còn chưa cập nhật.

Để nhanh chóng bắt nhịp với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, theo ông Dũng, các doanh nghiệp, đặc biệt là các CEO của Việt Nam cần có sự thay đổi tư duy, nhất là trong giai đoạn này, không nên ngồi chờ đợi cho hết suy thoái mà phải tập trung vào các giải pháp giúp doanh nghiệp của họ không chỉ tồn tại mà phát triển ngay trong giai đoạn này.

Tại hội nghị, 10 nhóm vấn đề trọng yếu trong sản xuất như bảo trì, giải pháp phần cứng-mềm, vị trí chiến lược và trang bị, chiến lược nhân sự, lập kế hoạch và tổ chức triển khai… cũng được giới thiệu thông qua triển lãm nhỏ và thảo luận./.

Liên Phương (Vietnam+)

  • Việt Nam có thể tránh bẫy thu nhập trung bình, nếu...
  • Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân: Có cần đạo luật riêng?
  • CPI, PPI và áp lực tăng giá
  • Nhiều nỗi lo trong năm 2010
  • Phát triển bền vững: các thách thức cơ bản của nền kinh tế Việt Nam
  • Biến đổi khí hậu đe dọa tài nguyên nước Việt Nam
  • Mạnh tay điều hành, tránh đẩy giá
  • An cư cho người thu nhập trung bình: Đã có lời giải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi