Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng cao

Theo một số chuyên gia kinh tế,  thị trường đang chịu áp lực tăng giá rất lớn, do vậy khả năng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 sẽ có xu hướng tăng cao hơn tháng trước.

Cục quản lý giá, Bộ Tài chính vừa cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 7/2011 giá cả một số loại nguyên vật liệu, hàng hóa trên thị trường thế giới như đường, gạo, xăng dầu, phân bón thực phẩm,.. có xu hướng tăng, tạo áp lực cho việc kiềm chế tốc độ tăng giá đối với thị trường trong nước.
 
Một số mặt hàng thực phẩm thời gian qua đã tăng khá mạnh. Cụ thể, giá mặt hàng thực phẩm tươi sống như các loại thịt, rau củ quả tăng rất mạnh so với cùng kỳ tháng 6/2011. Trong đó, giá thịt lợn ở thị trường phía Bắc đã lên mức cao nhất từ trước tới nay là 110.000 - 115.000 đồng/kg, tăng 20.000-25.000 đồng so với cùng kỳ tháng 6.

Hiện giá các mặt hàng thực phẩm, lương thực, rau củ quả chưa có dấu hiệu giảm mà còn có xu hướng tiếp tục tăng vào thời gian tới. Nguyên nhân tăng giá là do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao (6 tháng đầu  năm 2011 tăng 30-40% so cùng kỳ năm 2010), thêm vào đó vốn đầu tư cho chăn nuôi bị hạn chế vì lãi suất ngân hàng quá cao cũng đẩy giá thực phẩm lên cao.

Cũng theo Cục quản lý giá, trong quý III thời tiết vào mùa mưa bão; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, cộng với tình hình xuất hàng sang Trung Quốc vẫn gia tăng làm hạn chế nguồn cung trong nước, tác động làm tăng giá nhóm thực phẩm tại một số địa phương. Trong tháng 7 diễn ra kỳ thi đại học, cao đẳng đợt 1 và đợt 2 với tổng số khoảng 1,2 triệu thí sinh tham dự, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn, nhu cầu đi lại, ở trọ, sinh hoạt ăn uống tăng trong kỳ thi góp phần gây sức ép tăng giá tiêu dùng tại các địa phương này.

Với nhu cầu sử dụng điện vào mùa hè cũng có mức tăng cao nên chi phí phí thiết bị điện và chi phí sử dụng điện luỹ kế tăng, tác động vào làm tăng chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt quý III.
 
Trao đổi với VnMedia, TS. Lê Đăng Doanh nhận định, lạm phát tháng 7 sẽ không thấp hơn so với tháng 6 mà có xu hướng tăng cao hơn. So với cùng kỳ năm trước lạm phát sẽ vượt lên hơn con số 20%.

Ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho rằng, tốc độ tăng CPI trong tháng 7 khó có thể ở mức dưới 1%.

Trước đó, Cục quản lý giá đã đưa ra một số giải pháp đều hành để đảm bảo mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng không tăng quá 15% trong 6 tháng cuối năm 2011. Theo đó,

Thứ nhất, tiếp tục kiên trì cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, Nhà nước can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô là chủ yếu

Thứ hai, tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá theo yêu cầu (xây dựng Luật giá thay cho pháp lệnh giá; sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính phủ về thẩm định giá; sử lý vi phạm trong lĩnh vực giá, cơ chế xác định giá trong các lĩnh vực cụ thể…).

Thứ ba, chủ động thực hiện lộ trình điều hành giá theo cơ chế thị trường vào thời điểm thích hợp đối với giá một số mặt hàng hoá, dịch vụ Nhà nước còn định giá. Sử dụng linh hoạt các công cụ phí, thuế, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu.

Thứ tư, tăng cường quản lý giá thông qua các biện pháp như đăng ký giá, kê khai giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá… đối với một số hàng hoá, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá.

Thực hiện kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, chi từ nguồn ngân sách Nhà nước thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, hàng hoá dự trữ Nhà nước, hàng hoá dịch vụ còn được trợ cước, trợ giá… Chuyển mạnh hơn nữa sang cơ chế đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá đối với các loại hàng hoá, dịch vụ này.

Thứ năm, đẩy mạnh và thường xuyên hơn nữa công tác thông tin tuyên truyề về cơ chế, chính sách và công tác quản lý điều hành về giá tới các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp.
Thứ sáu, chủ động thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, giá cả trong và ngoài nước. Tham mưu kịp thời và có hiệu quả cho Bộ, Chính phủ về công tác chỉ đạo, điều hành giá, bình ổn giá.

Thứ bảy, thường xuyên phối hợp với các cơ quan cùng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật Nhà nước về giá.

(Báo điện tử VnMedia)

  • Thiếu thông tin: trở ngại lớn để tham gia thị trường hàng hóa
  • Nhận diện lại FDI : “Mặt trái của tấm huân chương”
  • Việt Nam: Để chiến lược biển không còn nằm trên giấy
  • CPI tháng 7 có thể tăng tốc trở lại
  • Những “đầu tầu” đẩy… CPI
  • Quyết liệt bình ổn giá thực phẩm Giá tăng vì bão hay nguồn cung?
  • “Thảng thốt” với CPI?
  • Lấy lương cơ bản, lạm phát làm thước đo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi