Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quyết liệt bình ổn giá thực phẩm Giá tăng vì bão hay nguồn cung?

Nhiều ngày qua, mặt hàng rau xanh tăng giá đột biến khiến không ít người tiêu dùng lo lắng. Theo Cục Trồng trọt, lý do chính vẫn là ảnh hưởng của cơn bão số 2 hồi cuối tháng 6.2011. Phó Cục trưởng Phạm Đồng Quảng nói: “Mưa lớn nhiều nơi khiến các loại rau ăn lá hư hại. Tăng giá nhiều nhất là nhóm rau muống, cải, cà chua, rau sống và hiện phải nhập từ Lâm Đồng và Trung Quốc”.

Tuy nhiên, theo ý kiến các địa phương, bão số 2 không phải là nguyên nhân khiến rau tăng giá mạnh. Theo sở NNPTNT các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, mưa bão không hề ảnh hưởng đến sản lượng, mà nguyên nhân chính là do rau ăn lá đang vào đợt cuối vụ, bà con đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên có phần thiếu hụt hơn so với tháng trước. Ngoài ra, do yếu tố tâm lý “dây chuyền” nên không ít tiểu thương lấy cớ làm giá, đội giá rau lên cao so với mức giá tại ruộng.

So với rau xanh, việc tăng giá thịt thương phẩm khiến người dân “đau đầu” hơn cả. Riêng giá thịt lợn tăng 70% so với cùng kỳ đang gây lo ngại về tình trạng thiếu trầm trọng nguồn cung. Hiện giá lợn hơi miền Bắc cục bộ tại một số địa phương ở mức 65.000 – 67.000đ/kg, gà ta thịt 150.000đ/kg... Các địa phương khẳng định có tình trạng giảm đàn đáng kể.

Tại Vĩnh Phúc, từ 1.4 đến nay tổng đàn lợn giảm 4%, gia cầm giảm hơn 600.000 con - từ 7,4 triệu con xuống còn 6,8 triệu con. Nguyên nhân chính là do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng (tăng 40% so với cùng kỳ – nguồn Cục Chăn nuôi). Phó GĐ Sở NNPTNT Hà Nội Đào Duy Tâm cho hay: “Tổng đàn lợn năm ngoái 1,7 triệu còn thì năm nay giảm còn 1,5 triệu con. Trang trại lớn hầu như chỉ “cầm hơi” chứ không dám đầu tư vì lãi suất quá cao, giá thức ăn tăng mạnh”.

Quyết liệt vào cuộc

Tình trạng trên khiến Cục Chăn nuôi e ngại khó bình ổn ngay giá thịt lợn đang tăng, bởi nguồn cung trước mắt vẫn thiếu. Theo Cục phó Nguyễn Văn Dương thì hiện không có cơ sở hay tín hiệu nào để hạ giá thịt lợn, ngoại trừ cách bỏ hàng rào thuế quan, nhập thịt phụ phẩm. Tuy nhiên, biện pháp này nằm ngoài mong muốn.

Và trong khi đơn vị này cho rằng tuy đầu con gia súc, gia cầm giảm, nhưng sản lượng thịt vẫn tăng, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu phải làm rõ thông tin này bằng con số thuyết phục: “Tuy giá tăng có lợi cho nông dân, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và chỉ số giá cả. Cung - cầu trong nước đang bất ổn. Cục Chăn nuôi nhanh chóng chỉ đạo tăng nguồn cung bằng việc tái đàn, khống chế dịch bệnh nhằm mọi cách giảm giá lợn hơi hiện ở mức cao.

Cục Chăn nuôi cần trực tiếp kiểm tra thực tế chăn nuôi tại các địa phương, chuồng trại để nắm bắt cụ thể việc thiếu giống, thiếu vốn của nông dân và báo cáo lên bộ cuối tuần này” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đối với nguồn cung rau, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương sớm điều chỉnh thông tin thị trường sát giá nhất, tránh tình trạng “làm giá” của tiểu thương và tiếp tục đẩy giá rau lên cao vô lý. Cục Trồng trọt sớm báo cáo lại việc có hay không nguồn cung rau thiếu hụt do bão số 2, bởi thông tin này “vênh” với thông tin từ các địa phương. Mọi công việc phải được triển khai khẩn trương và có kết quả báo cáo sớm nhất vào thứ sáu tuần này. Về điều này, Cục Trồng trọt cũng đưa ra một mốc hứa hẹn là sẽ nỗ lực sớm đưa giá rau bình ổn trở lại trong khoảng 7 – 10 ngày tới. “Đây là vấn đề mang tính “nước sôi lửa bỏng”, cần được ưu tiên giải quyết số một” - Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

(Báo Lao Động)

  • “Thảng thốt” với CPI?
  • Lấy lương cơ bản, lạm phát làm thước đo
  • Việt Nam: Cần sớm thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế
  • Thứ trưởng Bộ Công thương: Việt Nam vẫn thu lợi từ vừa xuất và nhập than
  • Làm sao để tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp?
  • Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước: Ba “nút thắt” khó gỡ
  • Kinh tế 6 tháng cuối năm: Lạc quan và lo ngại
  • Quyết định muộn màng!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi