Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 7 có thể tăng tốc trở lại

Các mô hình dự báo đưa đến khả năng CPI tháng 7 có thể tăng cao hơn mức 1,09% của tháng 6/2011 nhưng không quá 1,5%.

Qua một đợt dao động giá cả thực phẩm hồi đầu tháng 7 tại một số tỉnh Đông Bắc bộ, mặt bằng giá chung cả nước chịu cú hích tăng khá mạnh so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2011 đang đứng trước khả năng sẽ phá vỡ xu hướng giảm tốc của 2 tháng trước đó.

Các mô hình Leontief hệ số cập nhật từ bảng cân đối liên ngành 2007 và ARIMA tự hồi quy tích hợp trung bình trượt đưa NDHMoney đến dự báo, CPI tháng 7 có thể tăng cao hơn mức 1,09% của tháng 6 nhưng không quá 1,5%.

Nếu thực tế đúng như vậy, CPI tháng 7 so với tháng 12/2010 đã tăng trên 14% và so với cùng kỳ tiến tới mức tăng 22%.

Cùng với diễn biến này, CPI tháng 7 đang “cạnh tranh” với tháng 7/2008 ở vị trí kỷ lục mới. Và do chỉ số giá tiêu dùng thường điều chỉnh giảm tốc qua một quá trình, tháng 8 tiếp tục là thách thức ở phía trước.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới diễn biến giá cả không giảm tốc độ tăng như kỳ vọng, bao gồm cả các diễn biến mới trong chính sách vĩ mô và đột biến thị trường cục bộ.

Với chính sách tiền tệ, việc đưa thêm nội dung hiệu quả vào định hướng điều hành trong 6 tháng cuối năm dẫn đến những nhận định sẽ có thay đổi theo hướng hỗ trợ thanh khoản.

Việc điều chỉnh lãi suất thị trường mở OMO giảm từ 15% xuống mức 14% vào ngày 4/7 cũng tác động nhiều đến tâm lý thị trường, đưa đến những phán đoán về khả năng nới lỏng tín dụng, cho dù Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định đây “không phải là tín hiệu của chính sách”, mà chỉ giải pháp điều hành linh hoạt công cụ nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày.

Theo dữ liệu của Reuters và tính toán của NDHMoney, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 945 tỷ đồng trên OMO trong các ngày từ ngày 4-8/7. Đây là tuần đầu tiên lượng tiền được bơm ròng trên OMO sau chuỗi 10 tuần hút ròng trước đó. Tuy vậy, thống kê trong tháng 6, Ngân hàng Nhà nước vẫn hút ròng 52.539 tỷ đồng trên OMO. Theo thống kê 3 ngày đầu tuần thì khả năng tuần này lại hút ròng vốn trên OMO.

Có lẽ, diễn biến mới trên thị trường liên ngân hàng chỉ mới tác động đến tâm lý thị trường, hơn là ảnh hưởng trên thực tế.

Trong bối cảnh lạm phát chịu tác động mạnh bởi chi phí đẩy, nhiều yếu tố đầu vào sản xuất tiếp tục ảnh hưởng xấu đến diễn biến lạm phát trong tháng.

Chỉ số giá nguyên liệu dùng cho sản xuất cả nước 6 tháng đầu năm nay đã tăng 18,32% so với cùng kỳ 2010, trong đó riêng lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng tới 26,2%, giải thích cho lý do CPI lương thực, thực phẩm tăng liên tục ở mức cao suốt nhiều tháng nay.

Trong khi đó, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa nửa đầu năm tăng tới 13,6%, có tác động kích thích xuất khẩu mạnh, nhưng đồng thời làm giảm nguồn cung trong nước, gây áp lực tăng giá. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa cũng tăng gần 9,3%, cộng với chỉ số giá USD tăng 10,3% cũng khiến chi phí đầu vào của nền kinh tế chịu tác động rất lớn.

Sản xuất khó khăn, tăng giá bán không kịp chi phí nguyên, nhiên liệu khiến hiệu quả kinh doanh thấp, nhưng áp lực tăng lương luôn thúc ép doanh nghiệp điều chỉnh. Lãi suất ngân hàng tiếp tục ở mức rất cao cũng cộng thêm chi phí vào giá thành sản phẩm.

Nền sản xuất ở tình thế chịu áp lực 2 đầu, vừa phải đội thêm chi phí, vừa phải cầm cự ở mức giá hợp lý khi người tiêu dùng thắt chặt hầu bao. Điều chỉnh giảm sản xuất là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp và ngay cả các chủ vườn, trang trại. Sản lượng giảm sút trở lại là nguyên nhân tác động đến giá cả trong giai đoạn không có đột biến nhiều về tiêu dùng này.

Riêng ở phía Bắc, diễn biến thời tiết không thuận lợi và lực hút giá cao với lương thực, thực phẩm qua biên giới cũng tạo nên khan hàng cục bộ trong tháng. Giá cả đẩy lên cao ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc đã góp phần đưa chỉ số giá tháng 7 tăng vượt dự báo ban đầu của nhiều cơ quan giám sát, điều hành thị trường.

Vẫn còn hy vọng ở xu hướng điều chỉnh giảm giá lương thực, thực phẩm trong giai đoạn cuối kỳ tính giá tháng 7 và khả năng CPI tháng này ở mức thấp hơn tháng trước chưa khép lại.

NDHMoney sẽ tiếp tục cập nhật dự báo CPI sau khi có thông tin chính thức về CPI tại Hà Nội và Tp.HCM.

(NDHMoney)

  • Những “đầu tầu” đẩy… CPI
  • Quyết liệt bình ổn giá thực phẩm Giá tăng vì bão hay nguồn cung?
  • “Thảng thốt” với CPI?
  • Lấy lương cơ bản, lạm phát làm thước đo
  • Việt Nam: Cần sớm thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế
  • Thứ trưởng Bộ Công thương: Việt Nam vẫn thu lợi từ vừa xuất và nhập than
  • Làm sao để tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp?
  • Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước: Ba “nút thắt” khó gỡ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi