Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) : Đà Nẵng cầu thị

Mặc dù đã 2 năm liên tiếp đứng ở ngôi vị quán quân trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhưng Đà Nẵng vẫn luôn quan tâm thúc đẩy hơn nữa quá trình cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh tại thành phố.

Thành phố Đà Nẵng bên bờ sông Hàn

Điều đó được thể hiện rất rõ thông qua Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thành phố Đà Nẵng năm 2010” vừa mới diễn ra tại Hội trường UBND TP.

Những điểm sáng cần phát huy

Tiến sĩ Hồ Kỳ Minh - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng cho biết: trong 5 năm qua, điểm số, vị trí và xếp hạng PCI của Đà Nẵng luôn đạt kết quả rất tốt, trong đó 3 năm liền 2005, 2006 và 2007 đều đứng ở vị trí thứ 2 và từ năm 2008 trở đi, nhờ có sự bứt phá mạnh mẽ nên Đà Nẵng đã vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng của 63 tỉnh thành trên cả nước.

Năm 2009, trong 9 tiêu chí đánh giá để xếp hạng PCI thì Đà Nẵng đã có 2 tiêu chí đạt điểm cao nhất toàn quốc đó là “chính sách lao động” và “chi phí gia nhập thị trường”. Trong đó điểm số chi phí gia nhập thị trường tăng dần hàng năm và đứng đầu toàn quốc 2 năm liên tiếp là 2008 và 2009. Thời gian đăng ký kinh doanh giảm từ 10 ngày năm 2008 xuống còn 7 ngày của năm 2009 và nằm trong nhóm địa phương có thời gian đăng ký kinh doanh ngắn nhất. Đối với chỉ số “chính sách lao động” tuy có giảm điểm nhưng Đà Nẵng vẫn luôn duy trì vị trí đứng đầu. Giáo dục phổ thông và dạy nghề đều được DN đánh giá tốt hơn so với năm 2008.

Ngoài 2 chỉ số dẫn đầu cả nước trên, ngôi vị quán quân của Đà Nẵng còn được củng cố bởi 4 tiêu chí khác và luôn nằm ở nhóm trên bảng xếp hạng. Tiêu chí “tính minh bạch và trách nhiệm” tuy thấp điểm trong các năm trước nhưng đã tăng lên liên tiếp trong 2 năm trở lại đây. Tính năng động và tiên phong của chính quyền thành phố cũng được giới DN đánh giá cao nhờ những chính sách mang tính đột phá đã làm cho Đà nẵng có bước phát triển cao hơn bình quân trung bình của cả nước. Năm 2009, chỉ số về chi phí thời gian để thực hiện các quy định của pháp luật của Đà Nẵng có bước tiến tốt và từ vị trí thứ 14 leo lên vị trí thứ 2 chỉ sau Lào Cai. Trong đó 55,51% DN cho rằng cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn, 35,83% cho rằng số lần đi xin dấu và chữ ký giảm, 55,54% cho rằng thủ tục giấy tờ giảm và 27,56% DN cho rằng phí, lệ phí của các thủ tục giảm. Tiêu chí “Dịch vụ hỗ trợ DN” cũng được cải thiện nhiều so với các năm trước do TP đã chú trọng việc tạo ra các trung tâm tư vấn, trung tâm hỗ trợ DN.

Còn nhiều việc phải làm

Bên cạnh những mặt mạnh đã đạt được, nhiều DN cũng nêu ra những hạn chế trong cơ chế chính sách, tác động xấu đến hoạt động của các DN cần phải được cải thiện như: việc tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất vẫn là vấn đề cản trở trong kinh doanh, sự thay đổi khung giá đất của thành phố chưa phản ánh đúng mức giá đất của thị trường, hay các chi phí không chính thức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh còn cao. Các thiết chế pháp lý như: hệ thống tư pháp cho phép các DN tố cáo hành vi tham nhũng, tỷ lệ DN tin vào hệ thống pháp lý có thể bảo vệ cho DN giảm. Việc tiếp cận các nguồn vốn còn khá khó khăn...

Đại diện cho cộng đồng DN trên địa bàn, ông Lê Văn Hiểu - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể như: tăng cường cho DN tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, công khai kế hoạch sử dụng đất, khẩn trương thu hồi đất của các dự án chưa triển khai, triển khai chậm, công khai minh bạch các văn bản, chính sách liên quan đến DN, giải quyết vay vốn cho DN từ Quỹ Đầu tư phát triển TP...

Trước những góp ý của DN, ông Trần Văn Minh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: tuy đã 2 năm liền đứng đầu bảng xếp hạng PCI với nhiều tiêu chí đánh giá rất tốt nhưng Đà Nẵng vẫn còn những tiêu chí chưa được tốt. Để đạt được sự phát triển bền vững với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành “thành phố công nghệ cao, thành phố môi trường”, duy trì và giữ vững ngôi vị trên bảng xếp hạng PCI thì các ban ngành cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Việt Nam, điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư
  • Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2010: Gỡ khó, cán đích
  • Bình ổn giá cả cuối năm: Cần có đối sách hợp lý
  • Mô hình tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam
  • Phác thảo bức tranh toàn cảnh về nợ công của Việt Nam
  • Phương án tài chính của Quỹ Bảo trì đường bộ: Mất nhiều hơn được
  • Việt Nam nỗ lực hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
  • Cải cách TTHC: Lợi ích xã hội là ưu tiên hàng đầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi