Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mô hình tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam

Xuất phát điểm thấp khiến hiệu quả của nền kinh tế kém. Ảnh: Đức Thanh
Mô hình tăng trưởng của Việt Nam phải chỉnh sửa được những mất cân đối hiện tại.
 
Kinh tế Việt Nam hiện đã bước sang giai đoạn phát triển mới với việc gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Kinh tế thế giới cũng đang thay đổi với thế và lực mạnh hơn cho khu vực kinh tế năng động nhất thế giới là châu Á.

Tuy nhiên, mâu thuẫn cần giải quyết ở chỗ, khi nền kinh tế không đảm bảo tốc độ thoả đáng, sự tụt hậu sẽ xa hơn; nhưng nếu chọn tốc độ với bất kỳ giá nào, sự tụt hậu về chất lượng sẽ dẫn nền kinh tế Việt Nam sa vào bẫy thu nhập trung bình và khó có thể thoát nổi.   Đó là một trong những vấn đề được thảo luận tại Hội thảo Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: hiện trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020 được tổ chức giữa tuần qua tại Hà Nội.

Tại Hội thảo, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã đưa ra một nhóm gồm tới 10 đầu mục mất cân đối trong mô hình kinh tế Việt Nam cần được khắc phục.

Đó là sự mất cân đối giữa tốc độ và hiệu quả; giữa phát triển và bền vững; mất cân đối trong cơ cấu kinh tế lạc hậu; trong cân đối vĩ mô; giữa thị trường trong nước và nước ngoài; giữa nhu cầu phát triển và hạ tầng cơ sở cũng như nguồn lực; mất cân đối trong phân bổ nguồn lực, giữa phát triển và thể chế và mất cân đối giữa tập quyền và phân quyền.

“Mất cân đối bao trùm là nhu cầu phát triển và tính bền vững. Nền kinh tế Việt Nam đang ở ngã ba, chúng ta vừa muốn đi nhanh để tránh tụt hậu, nhưng càng đi càng tụt hậu xa hơn vì xuất phát điểm thấp và hiệu quả của nền kinh tế kém”, ông Vũ Khoan phân tích.

Tư duy quản lý kinh tế hiện tại cũng được giới nghiên cứu kinh tế cho là phát sinh nhiều vấn đề. Cấu hình kinh tế bàn cờ là mô hình mà ông Vũ Thành Tự Anh, Phó tổng giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright sử dụng để mô phỏng mô hình hiện tại của nền kinh tế Việt Nam với sự phân tách khá rõ trong quản lý của 26 bộ, ngành và 63 tỉnh thành, địa phương. Hệ quả của bàn cờ kinh tế Việt Nam khi các bộ, ngành khó đối thoại được với nhau, các địa phương cạnh tranh thiếu lành mạnh và sự điều phối từ cấp trung ương chưa tốt là tỷ lệ dự án thâm dụng đất, kém hiệu quả tăng, là sự phát triển mất cân đối của các nhà máy thuỷ điện ở miền Trung, là sự bất cập trong quy hoạch phát triển ngành, vùng cũng như các địa phương. “Cộng với tư duy nhiệm kỳ, nền kinh tế Việt Nam hiện không chỉ bị chia sẻ về không gian, mà còn cả thời gian. Điều này khó đem lại chính sách tốt trong quản lý kinh tế”, ông Vũ Thành Tự Anh nói.

Giới nghiên cứu kinh tế đồng thuận mấu chốt vẫn là tư duy. Ngay với những khiếm khuyết hiện tại của nền kinh tế, đặc biệt là các yếu tố tạo nên tăng trưởng như hiệu quả, năng suất..., đáp số cho bài toán kinh tế dường như khá rõ ràng, song việc giải quyết dường như không đơn giản. Thậm chí, giáo sư Võ Đại Lược còn cho rằng, việc lựa chọn các mô hình phát triển trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế sẽ không có hiệu quả, nếu như tư duy quản lý kinh tế không có bước đột phá.

“Các bước chuyển đổi đều cần thời gian quá độ. Có thể không phải đặt rõ 5 năm tới là giai đoạn quá độ bởi sẽ có những việc có thể làm ngay, có những kế hoạch cần phải có bước chuẩn bị. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Hiện tại, các động thái liên quan đến vấn đề dường như vẫn đang ở trên bàn”, ông Vũ Khoan bình luận và cho rằng, hai rào cản lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện tại là vượt qua chính mình và lựa chọn bắt đầu từ đâu.

Sự kỳ vọng của giới nghiên cứu kinh tế đặt vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 2015 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 đang được thảo luận. Trách nhiệm quyết định đang đặt nặng lên vai các nhà lãnh đạo.

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư)

  • Phác thảo bức tranh toàn cảnh về nợ công của Việt Nam
  • Phương án tài chính của Quỹ Bảo trì đường bộ: Mất nhiều hơn được
  • Việt Nam nỗ lực hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
  • Cải cách TTHC: Lợi ích xã hội là ưu tiên hàng đầu
  • Việt Nam đã vượt khủng hoảng kinh tế thế giới thành công
  • Vốn cho ngành năng lượng: Cần minh bạch giá
  • Tổng cục Thống kê: 6 tháng cuối năm, lo nhất vẫn là nhập siêu
  • Chuyển đổi DN Nhà nước: Không làm kiểu "bình mới rượu cũ"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi