"Việc một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khiến sản phẩm cà phê chính hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu" - Ảnh: Reuters.
Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị chiếm đoạt tại Trung Quốc, thương hiệu cà phê Đắc Lắc cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau.
Một số vấn đề xung quanh bài học đắt giá này đã được ông Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) làm rõ hơn qua cuộc trao đổi dưới đây.
Ông nhận định thế nào về hậu quả của việc các doanh nghiệp nước ngoài đang “nẫng tay trên” những thương hiệu nổi tiếng như cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Đắc Lắc...?
Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đã được đăng kí ở Việt Nam từ năm 2005, nhưng chưa đăng ký quốc tế. Theo luật, đăng ký chỉ dẫn địa lý ở quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực ở quốc gia đó. Vì thế, các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng rất dễ bị đánh cắp, gây nhầm lẫn về xuất xứ của sản phẩm.
Việc một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khiến sản phẩm cà phê chính hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu.
Mất thương hiệu là rõ ràng nếu như chúng ta không có chiến lược cụ thể để bảo vệ. Cà phê Buôn Ma Thuột là thương hiệu lớn, tài sản của Việt Nam, không thể đổi bằng thương hiệu khác vì đây là tên địa phương tồn tại đã hàng trăm năm, liên quan đến các yếu tố như chỉ dẫn địa lý, khí hậu. Bởi vậy, cần phải “đòi” lại nhãn hiệu càng sớm càng tốt, để tránh những rắc rối, thiệt hại gây ra trong thời gian tới.
Theo thống kê, hiện có hơn 800 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề truyền thống của nước ta đang rất có uy tín, thương hiệu đã nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Các nhà sản xuất ở nước ta cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài. Để những thương hiệu nổi tiếng bị chiếm dụng, trách nhiệm thuộc về cơ quan nào, thưa ông?
Trách nhiệm đăng ký thương hiệu trước tiên phải do các doanh nghiệp tự thực hiện. Các nhà sản xuất của việt Nam cần quan tâm hơn trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của Việt Nam ở nước ngoài, đây là việc không ai làm thay được. Tuy nhiên với cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, với hầu hết các chỉ dẫn địa lý mặt hàng nông sản nói chung, thường là nhiều doanh nghiệp, hàng ngàn hộ nông dân cùng sử dụng chung. Vì vậy, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam với tư cách là đại diện chung cho các doanh nghiệp và người sản xuất cà phê nước ta, nên đứng ra liên kết các doanh nghiệp để đòi lại thương hiệu.
Về phía các cơ quan nhà nước, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền quản lý chỉ dẫn địa lý: UBND tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương. Các thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc đều thuộc tỉnh Đắc Lắc, vì vậy theo tôi, UBND tỉnh Đắc Lắc nên đứng ra chủ trì việc kiện đòi lại những thương hiệu này.
Không chỉ Đắc Lắc, mà các địa phương ngay lập tức phải triển khai phổ biến tới các nhà sản xuất có sản phẩm nông nghiệp đặc thù và các nhà kinh doanh thương mại, để nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ra nước ngoài. Về phía cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ của Trung ương, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ và trợ giúp về mặt thủ tục để bảo vệ tài sản trí tuệ.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài có khó và tốn kém không, thưa ông?
Nhiều doanh nghiệp nước ta đã đăng kí nhãn hiệu ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các chỉ dẫn địa lý đã đăng ký ở Việt Nam chưa có chỉ dẫn nào đăng ký bảo hộ với bất cứ quốc gia nào. Hiện tại, Cục Sở hữu trí tuệ đang hướng dẫn và trợ giúp thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cho nước mắm Phú Quốc tại cộng đồng châu Âu. Bởi thế khả năng các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam bị nước ngoài chiếm đoạt để đăng ký bảo hộ là rất cao.
Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý với quốc tế đòi hỏi thủ tục khắt khe, như chứng minh điều kiện địa lý, chất lượng sản phẩm, nguyên liệu... Ở những quốc gia nào không có cơ quan đăng ký chỉ dẫn địa lý, thì các doanh nghiệp nên đăng ký theo hình thức nhãn hiệu chứng nhận WIPO thuộc hệ thống Madrid mà Việt Nam là thành viên.
Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ dễ dàng, tiết kiệm hơn nhiều so với đăng ký chỉ dẫn địa lý, song phạm vi bảo hộ, thời gian bảo hộ sẽ ngắn hơn. Kinh phí để đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn hệ thống hiện mất khoảng 1.000-2.000 USD, thủ tục cũng rất nhanh gọn, bảo hộ trong thời gian 10 năm, sau đó kinh phí gia hạn sẽ rẻ hơn.
Với nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã bị đăng ký ở Trung Quốc, việc chúng ta đòi lại thương hiệu này liệu có khả thi không, thưa ông?
Luật của các nước trong lĩnh vực này đều giống nhau: quyền ưu tiên thuộc về người nộp đơn đăng ký trước, sử dụng trước. Dĩ nhiên vẫn có điều khoản khác: nếu người không phải chủ đích thực mà nộp đơn đăng ký và đã được cấp chứng nhận bảo hộ, thì chủ đích thực có thể đòi lại. Bởi vậy, về mặt lý thuyết, việc khởi kiện và thắng kiện là hoàn toàn có cơ sở. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ những vấn đề liên quan và sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp cũng như tỉnh Đắc Lắc trong vấn đề này.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Mặc dù kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, CPI tháng 8 của Thủ đô chỉ còn tăng 1,06%, nhưng nếu không thực sự quyết tâm trong những tháng cuối năm, Hà Nội rất khó đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2011.
Thị trường du lịch đã có một bức tranh đa sắc trong bảy tháng đầu năm qua. Mảng du lịch nội địa và nước ngoài sôi động, trái ngược hẳn với bức tranh màu xám như dự báo ban đầu của giới kinh doanh du lịch. Trong khi đó, mảng du lịch khách quốc tế vẫn chưa có sự trỗi dậy thật ấn tượng.
Trước đây khi nói đến “tấn công”, người ta thường hình dung đến một hành động hữu hình, quyết liệt giữa những thực thể tự nhiên. Nhưng bây giờ, nhiều cuộc “tấn công” vô hình nhưng mức độ quyết liệt lại rất cao mà không phải lúc nào con người cũng nhận ra được, như những cuộc “tấn công” trên internet hay “tấn công” vào nhân cách, uy tín của con người, thương hiệu của sản phẩm...
Là nơi sản xuất ra hơn 50% sản lượng cà phê của cả nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ nhì thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, sở hữu thương hiệu cafe Buôn Ma Thuột nổi tiếng thế giới, nhưng tỉnh Đăk Lăk lại để mất hai thương hiệu này vào tay doanh nghiệp Trung Quốc và Pháp. Làm sao có thể đòi lại?
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ trong quy hoạch điện VI là do thiếu vốn cũng như khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, nếu không được tháo gỡ kịp thời thì thì nguy cơ thiếu điện vẫn sẽ hiện hữu trong qui hoạch điện VII.
Vốn giải ngân của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng qua có dấu hiệu hồi phục trở lại sau mấy tháng liên tiếp bị giảm, Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết.
Đó là áp lực từ quốc tế, phải thay đổi để hàng hóa Việt Nam có thể gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu. Rồi là áp lực trong nước. Điều này thì đã rất rõ: nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do lạm phát cao, đầu tư công nhiều mà hiệu quả chỉ vừa phải, lãng phí. Hệ thống ngân hàng đang chứa đựng một số rủi ro. Các thị trường chứng khoán, bất động sản ảm đạm. Khu công nghiệp, khu kinh tế mở ra quá nhiều, mà thu hút quá ít doanh nghiệp.
Tâm lý kỳ vọng lạm phát trước việc tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp là một trong những nhân tố gây sức ép tăng giá thị trường tháng 9/2011.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.