Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự báo thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa mưa ở miền Bắc đã bước vào giai đoạn cuối nhưng lũ thì chưa thấy và mực nước các hồ chứa đều thấp hơn nhiều so với mực nước dâng và so cả với năm ngoái (là năm cạn kiệt nhất trong hơn 100 năm qua).

Trên phạm vi cả nước, lượng mưa từ đầu năm đến nay mới đạt từ 700-1.500mm, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 15-30%, riêng vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên thiếu hụt tới 30-45%.

Ở Bắc bộ, ngoài sông Hoàng Long và sông Lục Nam có lũ lớn trên báo động 2 còn các sông khác chỉ xảy ra một số trận lũ vừa và nhỏ, thời gian duy trì lũ rất ngắn nên dòng chảy trên các sông suối đều ở mức rất thấp, nhiều nơi thấp hơn tới 50%.

Thông thường lưu lượng lớn nhất đến hồ Hòa Bình phải đạt từ 9.000m3 trở lên, nhưng năm nay chỉ có 4.600m3.

Trong 20 năm vận hành, hồ Hòa Bình năm nào cũng phải mở cửa xả đáy để xả bớt nước chống lũ, nhưng năm nay chưa phải xả mét khối nào.

Mực nước cao nhất trên sông Hồng tại Hà Nội chỉ dừng lại ở mức 6,46 m, thấp hơn báo động 1 tới hơn 3m và thấp hơn cả năm ngoái (8,79 m).

Tổng dung tích ba hồ thủy điện lớn nhất miền Bắc là Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang mới đạt khoảng 9,4 tỷ m3, thấp hơn năm ngoái hơn 2 tỷ m3.

Mực nước hồ Hòa Bình mới đạt 99,5 m, thấp hơn năm ngoái 10m và thấp hơn mực nước dâng 17m; hồ Tuyên Quang mới đạt 104m, thấp hơn năm ngoái gần 2m và thấp hơn mực nước dâng 16m; hồ Thác Bà khá nhất nhưng cũng chỉ tương đương năm ngoái và còn thiếu 5m nước nữa mới đầy.

Hồ Sơn La mặc dù được tích nước từ giữa tháng Năm nhưng đến nay mới đạt cao trình 160m, còn thấp hơn mực nước chết 15m và thấp hơn mực nước dâng 30m.

Theo nhận định từ nay đến khi mùa mưa kết thúc ở miền Bắc, lượng mưa không còn nhiều nên dòng chảy các sông thiếu hụt từ 10-50%. Tổng lượng nước đến hồ Hòa Bình dự kiến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khoảng 27%, tương ứng với hồ Tuyên Quang là 36% và Thác Bà xấp xỉ 10%.

Sự thiếu hụt lượng mưa và nước đến các hồ chứa không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất điện năm 2010 mà còn gây nhiều khó khăn cho sản xuất điện và chống hạn cho mùa khô năm sau.

Với tình hình như hiện nay thì khả năng thiếu nước và khô hạn mùa khô tới sẽ nghiêm trọng hơn./.

(Theo Báo Tin Tức)

  • Kiểm soát chất thải điện tử - khó trăm đường
  • Đầu tư bãi đậu xe ngầm - Nhiều tín hiệu khả quan
  • Công nghiệp hóa với giá nào?
  • Hơn 140 tỷ đồng chống biến đổi khí hậu tới 2015
  • Ai kiểm soát doanh nghiệp nhà nước?
  • Giá điện theo cơ chế thị trường: Chưa đủ minh bạch
  • Xác định lại lĩnh vực hoạt động của DNNN
  • Đầu tàu kinh tế và cơ chế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi