Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 2 có thể tăng 1,8-2%?

Vào ngày 24/1, Tổng cục Thống kê đã chính thức công bố CPI tháng 1 tăng 1,74% so với tháng trước, thấp hơn con số 1,98% của tháng 12/2010.

“Tháng 2/2011 sẽ không có đột biến tăng giá xảy ra. Chỉ số giá tăng khoảng 1,8-2%, phù hợp với quy luật vận động của những tháng có Tết Nguyên đán”, báo cáo phục vụ họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 1/2011 của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo.

Với bản báo cáo này, cơ quan quản lý giá “thừa nhận” việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 phá vỡ xu hướng tăng tốc trước đó chỉ là điều chỉnh trong ngắn hạn. Trước đó, vào ngày 24/1, Tổng cục Thống kê đã chính thức công bố CPI tháng 1 tăng 1,74% so với tháng trước, thấp hơn con số 1,98% của tháng 12/2010.

Như vậy, nếu con số CPI tháng 2 đúng như kịch bản nói trên, "room" cho điều hành nền kinh tế đạt mục tiêu lạm phát dưới 7% trong năm nay có thể không còn nhiều sau tháng tới.

Cái lý “phù hợp quy luật” được Cục Quản lý giá nêu ra căn cứ trên phân tích xu hướng giá cả nhiều năm. Đây cũng là một tham khảo đáng chú ý, khi báo cáo có tính đến cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, sức mua khả dụng của người dân, tác động từ giá thế giới, cùng với các giải pháp kiềm chế giá cả được triển khai...

Nêu khá đầy đủ xu hướng cũng như nguyên nhân tác động đến giá cả thị trường tháng Tết Nguyên đán, báo cáo của Cục Quản lý giá lưu ý nhu cầu về hàng hóa dịch vụ của các tháng trước và trong Tết dự báo tăng 20% so với các tháng bình thường. Năm nay, nghỉ Tết kéo dài khoảng 10 ngày, sau Tết lại có nhiều lễ hội, nhu cầu tiêu dùng sẽ còn tiếp tục tăng sau đó.

Một điểm được Cục Quản lý giá đưa vào phân tích gần đây là sức mua có khả năng thanh toán, được cho là yếu tố tác động gần nhất tới giá cả thị trường. Theo cơ quan này, trong dịp cuối năm âm lịch, sức mua của các tầng lớp dân cư trong dịp này tăng mạnh do tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1, và tiền thưởng Tết về túi người tiêu dùng.

Trong khi đó, lượng kiều hối tăng mạnh vào giai đoạn gần Tết Nguyên đán, năm 2010 ước đạt 8,3 tỷ USD (tăng 25,6% so với 2009) và được dự báo còn tăng mạnh hơn trong tháng trước Tết Nguyên đán; lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và Việt kiều về quê ăn Tết tăng, ước tính sẽ có trên 500 nghìn kiều bào về quê ăn Tết Tân Mão)… làm cho quỹ tiêu dùng xã hội tăng, gây sức ép đẩy giá lên.

Phân tích phía nguồn cung, Cục Quản lý giá lưu ý tình hình thời tiết, dịch bệnh có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tình hình rét đậm, rét hại, hạn hán tại Miền Bắc tạo tác động đến tăng giá lương thực, thực phẩm. Mặt khác, giá hàng hóa trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục ở mức cao do nhu cầu mùa vụ và ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, tác động vào sản xuất và giá cả trong nước.

Theo cơ quan này, trong tháng 1, giá cả một số loại nguyên vật liệu, hàng hóa trên thị trường thế giới như giá phôi thép, xăng dầu, khí hóa lỏng, đường, gạo xuất khẩu của Việt Nam (loại 5% và 25%) biến động theo xu hướng tăng, tác động đến thị trường trong nước.

Cục Quản lý giá dự báo, giá thóc gạo trong nước thời gian tới sẽ giữ ở mức cao như hiện nay hoặc tăng nhẹ; các mặt hàng thực phẩm tươi sống có thể tiếp tục tăng giá nhẹ do nhu cầu phục vụ cho Tết gia tăng; giá đường trong nước vẫn đứng ở mức cao; giá thép thành phẩm trong tháng 1/2011 và đầu tháng 2 tăng do giá phôi thép tăng; giá xăng dầu thế giới tiếp tục dao động ở mức cao và khó có khả năng giảm so với hiện tại...

(Theo Vneconomy)

  • TS. Nguyễn Minh Phong: Thử "Gia Cát Dự" giá cả năm 2011
  • Kinh tế Việt Nam: Ẩn số năm 2011
  • Hiến kế cho gạo Việt Nam
  • Cách nào Việt Nam thành nước có thu nhập cao?
  • Cục Quản lý Giá: CPI tháng 2 có thể tăng từ 1,8-2%
  • Thông điệp ẩn sau đường đi của giá cả cuối năm
  • Hiệu quả bình ổn giá, nhìn từ con số thống kê
  • ‘Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm’
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi