Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách nào Việt Nam thành nước có thu nhập cao?

Trong khi Đại hội Đảng XI họp bàn về chiến lược phát triển đất nước, nhiều chuyên gia Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm, Việt Nam cần làm gì để thành nước có thu nhập cao trong 10 năm tới.

Tăng sản xuất công nghiệp, giảm khai khoáng

Tại Hội thảo về chương trình chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc do Bộ KH&ĐT Việt Nam phối hợp với Bộ Chiến lược và Phát triển Hàn Quốc thực hiện ngày 13-1, các chuyên gia Hàn Quốc khuyến nghị Việt Nam sẽ phải thực hiện nhiều bước chuyển mạnh trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội để trở thành nước có thu nhập cao trong 10 năm tới.

TS Kim Jongil, Đại học Dongguk cho biết, Việt Nam từ năm 2000 đến nay vẫn tập trung nhiều vào xuất khẩu các nguồn năng lượng hóa thạch. Để duy trì tăng trưởng, trong thời gian tới Việt Nam cần có sự chuyển dịch cơ cấu trong phát triển công nghiệp.

 
Một góc TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Viettravel

Một đất nước không thể có được lợi nhuận cao nếu không xây dựng được năng lực sản xuất công nghiệp. Vì vậy Việt Nam phải đi theo con đường phát triển của Thái Lan và Malaysia là giảm dần tỷ trọng nông sản và khoáng sản rồi sau đó theo con đường của Hàn Quốc và Nhật Bản là tập trung sản xuất máy móc và phương tiện vận tải.

Cùng với đó cần phải tránh những bất cân bằng trong kinh tế vĩ mô và tránh có sự tăng trưởng quá cao trong tài chính ngân hàng.

Cũng theo TS Kim, bảng xếp hạng 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam công bố mới đây cho thấy chủ yếu là các doanh nghiệp trong ngành ngân hàng, tài chính.

“Ở Việt Nam có nhiều chính sách phát triển công nghiệp. Từ năm 1995 có 85 chính sách phát triển và hướng tới các lĩnh vực chủ chốt trong ngành kinh tế. Đóng tàu ở Việt Nam có vai trò quan trọng nhưng nó lại hấp thụ quá nhiều vốn của nền kinh tế. Vụ việc Vinashin cho thấy tính hai mặt của việc tập trung quá nhiều vốn cho một ngành” - Ông nói.

Điểm đặc thù của Hàn Quốc là chú trọng phát triển các doanh nghiệp tư nhân trong nước, chú trọng phát triển đi vay nước ngoài chứ không tập trung vào thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. “Trong làn sóng đầu tư nước ngoài đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay vẫn phải tập trung phát triển các doanh nghiệp mũi nhọn trong nước” - Ông phân tích.

Lập Cục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhìn nhận theo khía cạnh khác, ông Dongwook Kim, trường Đại học quốc gia Seoul cho rằng trong 10 năm tới Việt Nam cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đẳng cấp cao trong khu vực công. Việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao này không phải theo tiêu chuẩn của Việt Nam hay của Hàn Quốc mà là phải theo tiêu chuẩn toàn cầu. Điều này rất quan trọng vì Việt Nam đang có sự chảy máu chất xám chất lượng cao từ khu vực công sang khu vực tư, làm giảm sức mạnh của khu vực công.

Chính phủ cần thành lập Cục Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trực thuộc Bộ KH&ĐT. Với mô hình đào tạo này hàng năm sẽ có 200-300 người tài mới gia nhập đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm việc trong Chính phủ.

Cần có cơ chế đề bạt theo hệ thống ngạch và có cơ chế khuyến khích công chức để họ được đề bạt thường xuyên hơn, tạo cho họ nguồn lực phát triển. Lương của công chức chất lượng cao ít nhất phải bằng 75%-80% thu nhập của các vị trí tương đương ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn như Nokia...

“Hàn Quốc đã thành công trong phát triển kinh tế nhờ xây dựng những cơ sở đào tạo cao cấp ở cấp trung ương với những chương trình đào tạo theo địa chỉ để đào tạo những lãnh đạo cao cấp và cấp trung với chế độ lương đảm bảo cho công chức” - Ông cho biết.

(Theo Tienphong Online)

  • Cục Quản lý Giá: CPI tháng 2 có thể tăng từ 1,8-2%
  • Thông điệp ẩn sau đường đi của giá cả cuối năm
  • Hiệu quả bình ổn giá, nhìn từ con số thống kê
  • ‘Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm’
  • 'Hàng không VN sẽ tăng trưởng nhanh thứ 3 thế giới'
  • Thêm nhiều quy định có lợi cho dân
  • Bất ổn chất lượng dân số
  • PwC dự báo kinh tế Việt Nam đứng thứ 14 thế giới vào năm 2050
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi