Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

‘Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm’

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, việc thực hiện giá điện, than và xăng dầu theo định hướng thị trường sẽ không tác động nhiều đến lạm phát năm 2011. Tuy nhiên, CPI lại bị chi phối rất lớn bởi giá nông sản, thực phẩm.

Mục tiêu lạm phát của 2011 được Quốc hội xác định tại kỳ họp cuối năm ngoái là không quá 7%. Tuy nhiên, khi nhìn vào những kế hoạch điều chỉnh giá, tăng lương cũng như những khó khăn của kinh tế thế giới trong năm nay, nhiều ý kiến cho rằng giới hạn nói trên chắc chắn sẽ phải chịu nhiều áp lực.

Theo dự báo của các chuyên gia quốc tế, lạm phát chung của thế giới (đặc biệt tại các khu vực đang phát triển) nhiều khả năng sẽ tăng cao trong năm 2011. Báo cáo của The Economist cuối tháng 12/2010 đã chỉ ra 2 động lực chính của quá trình tăng giá này là giá lương thực - thực phẩm và giá xăng dầu. Báo cáo này cũng nhận định 2 khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của lạm phát giá nông sản và xăng dầu sẽ là châu Phi và Đông Nam Á.

Đồng tình với nhận định này của các chuyên gia quốc tế nhưng theo Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa, so với xăng dầu, CPI sẽ chịu nhiều tác động hơn từ giá lương thực đặc biệt là với trường hợp của Việt Nam.

Theo số liệu được Tiến sĩ Nghĩa công bố, nếu trong năm 2011, cơ quan quản lý tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu tương tự kịch bản của năm 2010 (3 lần điều chỉnh tăng, 2 lần điều chỉnh giảm) thì mức tăng của CPI sẽ đạt khoản 1,1-1,4%.

Trong khi đó, nếu áp dụng bài toán này với giá lương thực, mức tác động vào CPI nếu giá lương thực thực phẩm tăng 10% sẽ đạt khoảng 2,6%. Theo nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Nghĩa, đây là mức tác động rất đáng chú ý bởi quyền số của nhóm lương thực - thực phẩm trong công thức tính CPI là khá lớn và việc tăng giá mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân, đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo.

Theo chuyên gia của Ủy ban Giám sát tài chính, chính động lực từ nhóm hàng này đã thúc đẩy CPI năm 2010 tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Tại thời điểm đó, giá nông sản tăng vừa có tính mùa vụ (chu kỳ hàng năm, từ tháng 11 đến tháng 2) vừa trùng với chu kỳ 4 năm một lần của giá lương thực thực phẩm toàn cầu nên sức bật của thực tế của giá cả là rất lớn.

“Thống kê cho thấy mức tăng giá lương thực trong năm là 16% nhưng các bà đi chợ nói rằng còn cao hơn thế nhiều. Bên cạnh đó, đợt lũ lụt tại miền Trung hồi tháng 11 cũng làm mất của Việt Nam một nguồn cung nông sản lớn”, Tiến sĩ Nghĩa giải thích.

Tuy nhiên, cũng theo vị Phó chủ tịch của Ủy ban Giám sát tài chính, tình hình có thể sẽ được cải thiện trong năm 2011 khi sức sản xuất tại các tỉnh Trung Bộ phục hồi: “Thông thường thì sau một giai đoạn tăng cao, giá nông phẩm sẽ có chiều hướng giảm. Nếu được như vậy thì mặt hàng này sẽ không đè nặng lên CPI của năm nay”, chuyên gia này phân tích.

Trong khi đó, khi tính đến các thay đổi về giá điện, giá than, tăng lương… trong năm 2010 nhóm nghiên cứu của Tiến sỹ Nghĩa cho răng đóng góp yếu tố này vào CPI cũng không quá 2%.

“Thực tế cho thấy khi giá dầu tăng mạnh trong thời gian qua, từ mức 40 USD một thùng lên khoảng 90 USD một thùng thì tác động vào CPI của các nền kinh tế thế giới không lớn. Chẳng hạn như Nhật, CPI hầu như không tăng”, ông Nghĩa dẫn chứng.

Theo lý giải của chuyên gia này, nguyên nhân chủ yếu là do các Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp giảm cầu trong nước cũng như cải tiến khoa học công nghệ. Tại Việt Nam, tuy chưa lạm được như vậy nhưng theo ông Nghĩa, tác động từ các điều chỉnh, nếu có, cũng không quá lớn.

“Chính phủ đã hạ quyết tâm là năm nay sẽ điều chỉnh giá điện. Cái này xuất phát từ thực tế khách quan và yêu cầu thu hút tư nhân tham gia sản xuất điện. Áp lực tăng giá xăng dầu cũng khá lớn. Tuy nhiên, cộng tất cả lại thì tác động của những thay đổi này tới chỉ khoảng 2%”, Tiến sĩ Nghĩa tính toán.

(VnExpress)

  • 'Hàng không VN sẽ tăng trưởng nhanh thứ 3 thế giới'
  • Thêm nhiều quy định có lợi cho dân
  • Bất ổn chất lượng dân số
  • PwC dự báo kinh tế Việt Nam đứng thứ 14 thế giới vào năm 2050
  • 10 năm tới GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5-7%
  • Việt Nam tăng hạng về tự do kinh tế
  • Thách thức để lại
  • 7 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi