Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cục Quản lý Giá: CPI tháng 2 có thể tăng từ 1,8-2%

“Tháng 2/2011 sẽ không có đột biến tăng giá, CPI tăng khoảng 1,8-2%”, báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 1 và dự báo tháng 2 của Cục Quản lý Giá cho hay.

Về các nguyên nhân dẫn đến nhận định trên, Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho rằng, trong tháng 2/2011 nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của các tháng trước và trong Tết Nguyên đán dự báo tăng 20% so với các tháng bình thường. Trong khi đó, kỳ nghỉ Tết kéo dài, sau Tết lại có nhiều lễ hội, cho nên nhu cầu tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng.

Cục Quản lý Giá cũng lưu ý, sức mua có khả năng thanh toán của các tầng lớp dân cư trong dịp này tăng mạnh do tăng lương tối thiểu vùng, tiền thưởng Tết; lượng kiều hối chuyển về nhiều tăng mạnh (lượng kiều hối được chuyển về Việt Nam năm 2010 đạt 8,3 tỉ USD, tăng 25,6% so với 2009, lượng kiều hối được dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong tháng trước Tết Nguyên đán); lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và Việt Kiều về quê ăn Tết tăng (ước tính sẽ có trên 500.000 kiều bào về quê ăn Tết Tân Mão, Tết Canh Dần là 480.000 người)…

“Tình hình đó làm cho quỹ tiêu dùng xã hội tăng, gây sức ép đẩy giá lên”, Cục Quản lý Giá cho hay.

Trong khi đó, tình hình thời tiết, dịch bệnh có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tình hình rét đậm, rét hại, hạn hán tại miền Bắc, sẽ gây sức ép làm tăng giá lương thực, thực phẩm. Mặt khác, giá hàng hóa trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục ở mức cao do nhu cầu mùa vụ tác động vào sản xuất và giá cả trong nước.

Để bình ổn thị trường trong nước, các chính sách có tác động kiềm chế tăng giá tiếp tục được triển khai. Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trên cả nước đã vào cuộc.

Thể hiện trên thực tế, giá bán điện, giá bán than cho các hộ sản xuất điện, xi măng, phân bón, giấy tiếp tục được giữ ổn định; linh hoạt sử dụng các công cụ phí, thuế, quỹ Bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu và một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; giãn thời gian điều chỉnh giá các hàng hoá, dịch vụ nhà nước định giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá, kiên quyết ngừng việc đăng ký tăng giá các hàng hoá, dịch vụ thuộc diện đăng ký giá có mức giá tăng không hợp lý.

Để chuẩn bị Tết Tân Mão, các doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị nguồn hàng, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá trong dịp Lễ, Tết diễn ra trên diện rộng... Đã có 35 địa phương có phương án thực hiện tạm ứng kinh phí, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hoá bình ổn giá trong dịp Tết Tân Mão 2011, với tổng kinh phí là 1.497,577 tỷ đồng, Cục Quản lý Giá cho biết.

Đánh giá CPI sẽ cao hơn các tháng bình thường, tuy nhiên Cục Quản lý Giá khẳng định trong tháng 2/2011 sẽ không có đột biến tăng giá và chỉ số giá tăng phù hợp với quy luật vận động của những tháng có Tết Nguyên đán.

Với các mặt hàng trọng yếu, Cục Quản lý Giá cho rằng giá thóc, gạo trong nước thời gian tới sẽ giữ ở mức cao như hiện nay hoặc tăng nhẹ; giá mặt hàng thực phẩm tươi sống có thể tiếp tục tăng nhẹ do nhu cầu phục vụ cho Tết ông Công ông Táo và Tết Nguyên Đán Tân Mão tăng; giá đường trong nước vẫn đứng ở mức cao như hiện nay; giá thép thành phẩm trong tháng 1/2011 và đầu tháng 2 tăng do giá phôi thép tăng…

Ảnh hưởng tăng giá các mặt hàng này sẽ thể hiện vào các nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống, đồ uống và thuốc lá; phương tiện đi lại và nhóm văn hóa thể thao giải trí… trong tháng tới.

(NDHMoney)

  • Thông điệp ẩn sau đường đi của giá cả cuối năm
  • Hiệu quả bình ổn giá, nhìn từ con số thống kê
  • ‘Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm’
  • 'Hàng không VN sẽ tăng trưởng nhanh thứ 3 thế giới'
  • Thêm nhiều quy định có lợi cho dân
  • Bất ổn chất lượng dân số
  • PwC dự báo kinh tế Việt Nam đứng thứ 14 thế giới vào năm 2050
  • 10 năm tới GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5-7%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi