Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiến kế cho gạo Việt Nam

Gạo là mặt hàng Việt Nam đã chủ động từ khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên độ rủi ro lại cao, bởi quy trình thu mua và vận chuyển lúa gạo hiện nay vẫn kế thừa hệ thống cũ, hiệu quả sử dụng vốn, kho bãi và vận chuyển thậm chí còn kém hơn so với trước...
 
Nguy cơ bị “thương lái” nước ngoài thâu tóm


Đánh giá về xuất khẩu gạo năm qua, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam khẳng định rằng, đấy là năm sản xuất tốt, dự trữ tốt, xử lý thông tin tốt và thông tin kịp thời. Đây cũng là năm đầu tiên cả người nông dân và doanh nghiệp có lãi.

Nhận định về thị trường lúa gạo trong năm 2011, các chuyên gia cũng dự báo rằng, sản lượng lúa gạo sẽ tăng và việc tiêu thụ trong nước cũng sẽ tăng theo. Hiện nay gạo tồn kho tại một số nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc vẫn đang ở mức cao, nhưng tại nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới lại sụt giảm mạnh, nhất là trong bối cảnh diễn biến tình hình thời tiết (bão tuyết ở châu Âu, Mỹ, lũ lụt tại Úc...) có chiều hướng xấu đi. Tuy nhiên, có điều đáng bàn là từ năm 2011, chính thức các doanh nghiệp nước ngoài được trực tiếp vào Việt Nam kinh doanh. Nguy cơ các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở thu mua lúa gạo nhỏ, lẻ rất dễ lọt vào tay các nhà kinh doanh gạo nước ngoài. Theo thống kê hiện nay cả nước có hàng trăm doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu nhưng số doanh nghiệp xuất khẩu đúng nghĩa chỉ khoảng hơn 30 công ty. Có một vài doanh nghiệp cả năm chỉ xuất được vài côngtenơ gạo. Một khó khăn khác mà các doanh nghiệp gạo đối diện là tình trạng thiếu vốn, muốn tiếp cận được lại phải chịu mức lãi suất cao.

Giải pháp nào để nâng cao chuỗi xuất khẩu?

Để hạt gạo Việt Nam được nâng cao giá trị, mức lãi của nông dân tăng lên, ông Nguyễn Văn Tiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) cho rằng, cần đầu tư công nghệ giống, công nghệ sau thu hoạch, kho trữ lúa gạo chuyên dùng và đảm bảo chất lượng, xây dựng thương hiệu, qua đó giúp nâng cao giá trị hạt lúa, tạo ra chuỗi giá trị lúa gạo mà mục đích cuối cùng là nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Việc tạo ra vùng nguyên liệu nhằm ổn định hơn trong sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là khi thị trường mở, công ty nước ngoài vào là việc lớn để cho các doanh nghiệp Việt đứng vững.

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, lúa là mặt hàng Việt Nam đã chủ động từ khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với riêng mặt hàng gạo, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, tự phát; chưa có các trung tâm của vùng hoặc của nhà nước áp dụng các công nghệ mới với quy mô và hiệu quả vượt trội. Các thương lái và đại diện chợ đầu mối cho biết, quy trình thu mua và vận chuyển lúa gạo hiện nay vẫn kế thừa hệ thống trước đây, trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn, kho bãi và vận chuyển thậm chí còn kém hơn so với trước đây.

Chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn bàn rằng, để phát triển mặt hàng lúa gạo trong thời gian tới, Việt Nam phải có chính sách nhằm đảm bảo nguồn lúa cho ngành công nghiệp xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách về đất đai, chấm dứt tình trạng đất đai thu lại của nông nghiệp không phục vụ phát triển công nghiệp mà xoay sang phục vụ đầu cơ bất động sản. Quan trọng nhất là phải có chính sách đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số cảng biển và đường giao thông tại khu vực phía Nam nhằm đảm bảo việc thu mua lúa gạo thuận lợi, nhanh chóng.

Bà Trần Thanh Bình – đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiến kế rằng, xây dựng chính sách nên chú ý vào ba yếu tố: nâng cấp quy trình, nâng cấp sản xuất và nâng cấp chuỗi.

Theo tiến sĩ Võ Hùng Dũng, để nâng cao sức cạnh tranh gạo Việt Nam cần phải nâng cao chuỗi giá trị hạt gạo để kết nối từng khâu trong sản xuất và tiêu thụ. Gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan khoảng 60USD/tấn do hệ thống phân phối yếu kém, phải qua nhiều tầng nấc và người bán chiếm giữ giá trị tăng thêm đa số, nông dân rất thiệt thòi.

Việc nâng cao chuỗi xuất khẩu cho gạo, như vậy cần dựa trên liên kết 4 nhà và hành xử theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên để liên kết này thật sự bền vững. Đồng thời Nhà nước cũng cần hỗ trợ vận hành các trung tâm giao dịch nông sản, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chấn chỉnh lại hệ thống các trung tâm kiểm tra chất lượng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Cách nào Việt Nam thành nước có thu nhập cao?
  • Cục Quản lý Giá: CPI tháng 2 có thể tăng từ 1,8-2%
  • Thông điệp ẩn sau đường đi của giá cả cuối năm
  • Hiệu quả bình ổn giá, nhìn từ con số thống kê
  • ‘Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm’
  • 'Hàng không VN sẽ tăng trưởng nhanh thứ 3 thế giới'
  • Thêm nhiều quy định có lợi cho dân
  • Bất ổn chất lượng dân số
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi