Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thứ trưởng Bộ Công thương: Việt Nam vẫn thu lợi từ vừa xuất và nhập than

 Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, có những loại than sử dụng trong nước không hiệu quả nên vẫn có thể xuất khẩu than.

Trao đổi với DVT.vn về hoài nghi việc than nhập khẩu rẻ hơn than nội 22 USD/tấn được nêu ra thời gian gần đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên khẳng định giá than nhập khẩu có thể thấp hơn giá xuất khẩu nhưng không thể nào thấp hơn giá bán trong nước.

Đồng thời, với thông tin Việt Nam đã nhập khẩu than từ 5-7 năm trước, Thứ trưởng cũng cho hay, lô hàng nhập trên 9.400 tấn than từ Indonesia tháng trước là lô hàng nhập đầu tiên của Tập đoàn Than khoán sản (TKV) và cũng chỉ là 1 lô hàng thí điểm. Tập đoàn đã có giải trình về việc nhập khẩu lô hàng này. Và theo Thứ trưởng, đây là tín hiệu đầu tiên trong việc thực hiện chính sách đảm bảo nguyên liệu cho ngành năng lượng Việt Nam.

Bộ Công thương quán triệt chủ trương hạn chế xuất khẩu những mặt hàng nguyên liệu, nhiên liệu thô. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu than giảm 17,4% về lượng và sẽ tiếp tục giảm đến 2015 (tại thời điểm này Việt Nam sẽ không còn than để xuất khẩu).

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Biên, từ nay tới lúc đó, chúng ta vẫn có những chủng loại than mà sử dụng trong nước không hiệu quả bằng xuất khẩu nên vẫn có thể tiếp tục xuất khẩu. Từ đó dùng ngoại tệ thu được để nhập khẩu những loại than khác với giá rẻ hơn, sử dụng trong nước có thể sẽ tiết kiệm hơn và có hiệu suất cao hơn.
"Rõ ràng việc vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu là một hoạt động bình thường - cũng như thép và sản phẩm từ thép, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chúng ta vẫn vừa nhập khẩu vừa xuất khẩu" - Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh.
 
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, không nên xuất khẩu loại than mà chính chúng ta phải nhập khẩu và giá cả không có sự chênh lệch lớn. Bộ Công thương hoàn toàn không khuyến khích hoạt động này. Chủ trương của Bộ là điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng xuất khẩu những sản phẩm than đem lại lợi ích cao hơn so với sử dụng trong nước.

Về việc minh bạch giá bán than, thời gian qua, Bộ Tài chính cùng Bộ Công thương và các bộ ngành đã có nhiều buổi làm việc với TKV. Hiện chưa có cơ sở cụ thể xử lý thông tin liên quan đến việc không minh bạch về giá bán. Khi nhận được các kiến nghị cụ thể liên quan đến những trường hợp không minh bạch, cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Làm sao để tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp?
  • Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước: Ba “nút thắt” khó gỡ
  • Kinh tế 6 tháng cuối năm: Lạc quan và lo ngại
  • Quyết định muộn màng!
  • Tổng cục Thống kê nói về hiệu quả đầu tư công
  • Kinh tế 6 tháng cuối năm: Lạc quan và lo ngại
  • Cắt giảm đầu tư công: Nhiều nơi vừa làm vừa... đợi
  • Cải cách hành chính: Cần thêm những bước đột phá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi