Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 8 trước những tác động trái chiều

Nhiều chính sách trong nước đang nỗ lực kìm giá các mặt hàng thiết yếu.

Tháng 8 này, có nhiều nhận định rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ sẽ đạt đỉnh, cũng đồng nghĩa những cảm nhận lo âu về bất ổn vĩ mô được kỳ vọng sẽ vợi bớt sau đó.

Trên thực tế, ở giai đoạn “giao thời” này, tác động đến CPI là sự giằng co giữa nhiều yếu tố đan xen: sự “đối đầu” của xu hướng giá cả lương thực và thực phẩm, ảnh hưởng “trái dấu” từ nhân tố bên ngoài và bên trong nền kinh tế đang song hành với những tác động ngược chiều từ giải pháp thị trường và biện pháp hành chính.

Vào tháng trước, chỉ số giá lương thực đột ngột giảm 0,88% so với tháng 6, chốt lại một thời khắc quan trọng khi nhóm hàng hóa vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến mặt bằng giá chung, nay đổi chiều tác động. Xu thế ấy có thể sẽ còn kéo dài, dưới góc nhìn của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).

Theo báo cáo tình hình giá cả thị trường tháng 7 và dự báo tháng 8 của cơ quan này, hiện nguồn cung gạo từ Việt Nam đang dồi dào do các tỉnh phía Nam đang thu hoạch rộ lúa hè thu sớm với năng suất trên diện tích đã thu hoạch đạt khá cao.

Trong khi đó, chỉ khoảng 2-3 tháng nữa vụ thu hoạch của Thái Lan có thể cung ứng cho thị trường khoảng 20 triệu tấn lúa.

“Với nguồn cung được dự báo tăng trong khi nhu cầu không cao, giá gạo sẽ ổn định như hiện nay hoặc giảm”, Cục Quản lý giá khẳng định khá chắc chắn như vậy. Tuy nhiên, diễn biến tích cực này đang đi kèm một nguy cơ khác, ảnh hưởng đến nhóm hàng thực phẩm.

Cục Quản lý giá cảnh báo rằng, ở giai đoạn bước vào mùa mưa bão, những diễn biến thời tiết khó lường có thể tác động đến cung - cầu tại các vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hàng thực phẩm tươi sống và các loại rau củ quả.

Nguồn cung thực phẩm chưa thực sự ổn định sau giai đoạn dịch tai xanh kéo dài trong nhiều tháng; việc người chăn nuôi khó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, hoặc phải vay với lãi suất cao; giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp tăng mạnh có thể tiếp tục là nguyên nhân đẩy giá các mặt hàng này tăng lên.

Một số loại rau xanh lại đang ở vào giai đoạn cuối vụ, cộng với mưa bão, lũ lụt và nắng gắt tại một số địa phương thời gian gần đây ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng, khiến nguồn cung trên thị trường bị hạn chế hơn và đẩy giá cả các mặt hàng rau, củ, quả tăng.

Bên cạnh đó, tiêu thụ đường và một số nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu, phục vụ rằm tháng 7 âm lịch... cũng tăng nhanh khiến giá các mặt hàng này vẫn đứng ở mức cao. Chiếm quyền số gần 1/4 rổ hàng hóa tính CPI, nhóm hàng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 8.

Với các nhân tố từ thị trường quốc tế, trong bối cảnh kinh tế thế giới khá ảm đạm với nợ công châu Âu lan rộng và triển vọng kinh tế Mỹ, Nhật Bản… không mấy sáng sủa, giá cả một số hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới tiếp tục có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến mặt bằng giá trong nước.

Theo Tổ Điều hành thị trường trong nước, so với tháng 6/2011 giá nhập khẩu một số mặt hàng tháng 7/2011 có biến động tăng như bông xơ tăng khoảng 0,4%, xăng dầu 4,4%, lúa mỳ trên 3%, clinke 10%, giấy các loại 9,9%... Tương tự, giá xuất khẩu một số mặt hàng cũng tăng khá như gạo tăng gần 2%, cà phê 0,9%, nhân điều 2,4%, than đá 14,4%...

Còn theo dự báo của nhiều nhà phân tích, trong thời gian tới giá xăng, dầu thế giới sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao và ít có khả năng giảm so với hiện tại vì những thông tin cho rằng công suất dự phòng của OPEC đang sụt giảm nhanh chóng. Diễn biến này chắc chắn sẽ kéo theo giá LPG thị trường thế giới và trong nước ít có khả năng giảm.  

Nhưng ngược chiều những tác động kể trên, nhiều chính sách trong nước đang nỗ lực kìm giá các mặt hàng thiết yếu. Ngày 8/7/2011, liên bộ Tài chính - Công Thương đã có văn bản thông báo đến các đơn vị kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ nguyên thuế suất thuế nhập khẩu và giá bán các mặt hàng xăng dầu trong nước như mức giá điều chỉnh ngày 29/3/2011.

Cũng trong tháng 7, Bộ Tài chính, bằng văn bản, đã yêu cầu Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam chỉ đạo các công ty thành viên chưa điều chỉnh tăng giá bán xi măng trong tình hình hiện nay, vì các chi phí đầu vào cơ bản của sản xuất xi măng như điện, than, xăng dầu vẫn ổn định từ tháng 4 đến nay.

Ngoài ra, cũng do chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ, nhiều dự án bất động sản tiếp tục đóng băng và nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tiếp tục giảm so với tháng trước. Cục Quản lý giá dự báo giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục có xu hướng giảm.

Nhưng cũng ở phía chủ động điều hành giá cả thị trường, việc giá một số mặt hàng tiếp tục được điều hành nhằm tiến tới thực hiện cơ chế giá thị trường có thể gây sức ép tăng giá trên thị trường; lãi suất đang ở mức cao gây khó khăn cho doanh nghiệp vay vốn tín dụng để duy trì sản xuất kinh doanh...

(Theo Vneconomy)

  • Điện hạt nhân: “Yên tâm thì mới làm!”
  • Nỗi lo nghị trường: Lạm phát và… lạm phát
  • TS. Trần Đình Thiên: Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam
  • Tín hiệu lạc quan
  • Cà phê cuối tuần: Kinh tế nhà nước và bài học viễn thông
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Không thể né tránh mãi vấn đề đất đai
  • 10 kiến nghị của Ủy ban Kinh tế: Kinh tế Việt Nam - những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn
  • “Báo động đỏ” về tình trạng tàn phá môi trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi