Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tín hiệu lạc quan

Hơn một tháng triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên 21 tỉnh, thành cả nước, theo ghi nhận ban đầu từ Bộ NNPTNT, có nhiều tín hiệu lạc quan về sự thành công của chương trình.

Nhằm giúp nông dân rõ hơn về các hoạt động BHNN, Cổng thông tin điện tử Chính phủ chiều qua (9.8) tổ chức toạ đàm trực tuyến với chủ đề “BHNN – chỗ dựa của nhà nông”.

Một sào lúa cũng được mua bảo hiểm

“Cầm trịch” chương trình thí điểm BHNN, Bộ NNPTNT đã đưa ra nhiều đánh giá lạc quan về việc tiếp cận BH của bà con dù mới chỉ hơn một tháng triển khai. Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng cho hay: “Trước đây đã thực hiện thí điểm BHNN, song chưa thành công vì hai lý do. Thứ nhất là hành lang pháp lý để hoạt động chưa đầy đủ. Thứ hai, vai trò “bà đỡ” của Chính phủ chưa phát huy được. Với chương trình thí điểm mới, Chính phủ đã vào cuộc với vai trò rõ nét hơn khi hỗ trợ đáng kể phí BHNN cho nông dân”. Bên cạnh đó, các địa phương được lựa chọn thí điểm BHNN là đại diện cho vùng sản xuất hàng hóa với đặc trưng sinh thái rõ rệt. Mỗi một tỉnh, thành cũng chỉ lựa chọn địa bàn phù hợp chứ không phải là toàn tỉnh, nên việc thí điểm cũng tiến hành dễ dàng hơn.

Với sự lạc quan trên, Bộ NNPTNT cho biết không ít bà con nông dân tỏ ra phấn khởi khi biết đến chương trình BHNN. Theo cách nói ví von của Thứ trưởng Hùng, kể cả một sào lúa, hay chỉ là dăm ba con lợn thì bà con vẫn được tiếp cận gói BHNN, miễn là nằm trong vùng được thí điểm. Thay vì chịu rủi ro quá lớn trước thiên tai, dịch bệnh, việc tham gia BHNN sẽ giúp bà con được chia sẻ để giảm thiểu tối đa những rủi ro này. Để giúp bà con thêm yên tâm khi tiếp cận các gói BH, ông Hoàng Xuân Điều - Trưởng ban BHNN - Cty Bảo Việt - khẳng định: “Chúng tôi thiết kế sản phẩm BHNN phục vụ cho tất cả các đối tượng, từ người nghèo tới cận nghèo và tới các hộ sản xuất chăn nuôi, các tổ chức sản xuất nông nghiệp. BH được triển khai tới tận thôn, xã nên bà con có thể yên tâm tham gia BH ở địa phương của mình”.

Chính quyền vào cuộc

Thực tế, tiếp cận với BHNN là vấn đề khá mới đối với nông dân. Tại cuộc tọa đàm, không ít bà con nông dân trực tiếp thắc mắc về việc làm thế nào để mua BHNN nhanh và đúng quy trình. Về điều này, ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) - giải thích: “Không chỉ với nông dân, mà cán bộ liên quan ở các cấp cũng chưa hiểu thấu đáo về BHNN. Do vậy, thông tin cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Các tỉnh thí điểm cần thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác từ cấp tỉnh, huyện, xã và đội ngũ này phải được tập huấn kỹ để có thể tổ chức hướng dẫn lại cho người nông dân để họ nắm rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình”. Cũng theo ông Lộc, về tất cả các quy trình tiếp cận BH, Bộ NNPTNT sẽ ban hành cẩm nang bỏ túi và phát cho nông dân với nội dung dễ hiểu nhất, rõ ràng nhất.

Cho đến thời điểm này, nhiều địa phương đang tiến hành phổ biến các gói BHNN về tận xã, thôn. Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng tỏ ra khá lạc quan khi bàn đến tiến độ của chương trình: “Bộ LĐTBXH hiện đã phân chia xong các hộ nghèo, cận nghèo và không thuộc diện nghèo, trên cơ sở đó giúp các Cty BH phân chia các gói BH dễ dàng và người dân được diện ưu tiên cũng rành mạch hơn”. Theo quy định, Nhà nước cam kết hỗ trợ 100% phí BH  cho nông dân nghèo, 80% cho nông dân cận nghèo và 60% cho nông dân không thuộc diện nghèo tham gia thí điểm BHNN. “Lĩnh vực chăn nuôi vẫn là khó tiếp cận nhất bởi hơn 70% số nông hộ thuộc quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chính vì vậy đây sẽ là thách thức lớn cho các Cty BH. Song qua đây cũng là cách để bà con nông dân thực hiện chăn nuôi đúng quy trình mà các gói BHNN quy định khi tham gia mua BH, theo đó hướng đến chăn nuôi sạch, đảm bảo đúng quy trình về lâu dài” – ông Hùng cho biết.

(Báo Lao Động)

  • Cà phê cuối tuần: Kinh tế nhà nước và bài học viễn thông
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Không thể né tránh mãi vấn đề đất đai
  • 10 kiến nghị của Ủy ban Kinh tế: Kinh tế Việt Nam - những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn
  • “Báo động đỏ” về tình trạng tàn phá môi trường
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Khi nông dân bỏ xứ ra đi
  • Năm vấn đề ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước ở Việt Nam
  • Thu qua xăng dầu: Càng nhiều khoản thu, càng lo thiếu minh bạch
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Nằm trên cánh đồng vàng mà vẫn nghèo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi