Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc đua cải thiện PCI: Thách thức phía trước

Sàn giao dịch việc làm tại Vũng Tàu

Năm 2010, tỉnh BR-VT xếp thứ 19 trong bảng tổng sắp về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của 63 tỉnh thành trong cả nước. Tuy vẫn thuộc nhóm tốt nhưng một số chỉ số thành phần đã tụt điểm so với trước. 

Các chỉ số thành phần bị giảm đều là những chỉ số nằm trong nhóm có trọng số cao và trung bình trong 9 chỉ số thành phần PCI.

“Trọng số” tụt giảm

Theo kết quả phiếu điều tra đánh giá khả năng tiếp cận thông tin để cải thiện tính minh bạch của môi trường kinh doanh trong năm 2010, có tới 76,92% DN cho rằng cần phải có “mối quan hệ” để tiếp cận các tài liệu của tỉnh. Trong đó 63,47% DN khẳng định việc tiếp cận thông tin “bản đồ, quy hoạch sử dụng đất” là khó nhất. Đáng lo ngại là biểu đồ chỉ số này gia tăng liên tục qua các năm: 2008 là 33,57%, năm 2009 tăng lên 53,93% và năm 2010 tăng tới 76,92%. Về tiếp cận thông tin thuế đối với DN cũng chưa thuận lợi. Có tới 40,78% DN cho biết, việc “thương lượng” với cán bộ thuế là một phần “thiết yếu” trong hoạt động kinh doanh. Hay kết quả điều tra đo lường thời gian mà DN phải bỏ ra khi chấp hành các thủ tục hành chính, có 36,07% DN khẳng định, khi đăng ký kinh doanh họ phải chờ hơn 1 tháng mới được hoạt động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, thậm chí có 1,63% DN còn phải chờ tới hơn 3 tháng. Chi phí thời gian để các DN thực hiện thủ tục hành chính cũng tăng mạnh so với năm 2009. Cụ thể, có 18,87% chủ DN phải dành hơn 10% thời gian trong năm để tiếp xúc với cán bộ nhà nước nhằm hiểu rõ và thực hiện tốt các thủ tục hành chính, trong khi năm 2009 chỉ là 8,47%.

Về cải cách thủ tục hành chính, chỉ có 31,06% DN cho rằng số lần DN đi xin dấu và chữ ký các ngành chức năng giảm; 40,15% số DN nhận thấy thủ tục giấy tờ giảm (tức là chưa đạt đến tỉ lệ 50%) và cả hai chỉ số thành phần này đều giảm điểm so năm 2009. Thời gian đăng ký kinh doanh của DN cũng tăng từ 9,5 ngày năm 2009 lên 15 ngày năm 2010.

Chi phí không chính thức mà DN phải trả cũng có xu hướng tăng (từ 54,8%/năm 2009 lên 61,02% năm 2010). Trong đó, 45,88% DN phải trả hoa hồng để có được hợp đồng từ cơ quan nhà nước - tăng gấp hai lần Bình Dương và TP Hồ Chí Minh; 25,94% DN phải chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký KD - tăng 8 lần so với tỉnh Bình Dương và hơn 10 lần so với TP HCM. Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN vẫn phổ biến (kết quả điều tra năm 2010 cho thấy: còn 60,36% DN rơi vào tình trạng này). Tuy nhiên mới có 55,34% DN được giải quyết công việc như mong muốn sau khi đã phải trả chi phí không chính thức.

Tiếp cận đất đai cũng vẫn là một cản trở lớn đối với DN khi đến BR - VT. Theo kết quả 61,43% DN trong số các DN được điều tra cho biết đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chỉ có 19,70% DN cho rằng không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh. Mức cải thiện về thái độ tích cực từ phía các cấp, ngành khi nhìn nhận vai trò của khu vực tư nhân vẫn chưa thực sự cải thiện mà còn giảm. Trong khi khu vực này có sự đóng góp không nhỏ đối với nền kinh tế.

Khó khăn từ nhiều phía

Theo Sở Nội vụ, việc nhiều trọng số giảm, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do số lượng thủ tục hành chính quá lớn nên việc công khai thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa còn khó khăn, lúng túng. Việc niêm yết thông qua trang điện tử được nhiều cơ quan, DN quan tâm tra cứu vì thuận tiện nhưng lại bị hạn chế về nội dung, tốc độ đường truyền và cũng còn, chậm cập nhật thông tin về thay đổi thủ tục, các văn bản, chủ trương liên quan trực tiếp đến người dân, DN. Tỉ lệ trễ nải trong giải quyết hồ sơ thủ tục các lĩnh vực đầu tư còn cao (đơn cử, trong 5 tháng đầu năm nay, có tới 28% hồ sơ trễ hạn). Sự chậm trễ tập trung nhiều ở những thủ tục phải lấy ý kiến của các sở, ngành, địa phương, kể cả cấp bộ, TƯ. Nhiều khu vực bị chồng lấn diện tích đất cần phải xác minh, xử lý cũng mất nhiều thời gian... Quy trình giải quyết các thủ tục đất đai còn rườm rà, mất nhiều thời gian, tỉ lệ hồ sơ đất đai giải quyết chậm, tồn đọng cao; nhiều địa phương bố trí cán bộ tiếp nhận chưa am hiểu sâu sắc các thủ tục để hướng dẫn người dân và DN.

Ông Nguyễn Quốc Quán - Trưởng phòng đăng ký kinh doanh Sở KHĐT cho biết: “Phòng đăng ký kinh doanh hiện nay tuy có 8 cán bộ nhưng chỉ 3 người tạm đủ trình độ hướng dẫn và nhận hồ sơ, 5 người mới ở trình độ tập sự. Trong khi bình quân mỗi năm, số hồ sơ cả đăng ký mới và đăng ký thay đổi dao động từ 2.500 – 3.000 bộ”. Bên cạnh đó, theo ông Quán, chất lượng làm việc và phục vụ của một bộ phận CBCVC nhà nước chưa cao. Ngay tại Sở KHĐT chất lượng công việc năm 2010 không bằng năm 2009.

2/3 chỉ số có trọng số cao bị giảm mạnh như: Chi phí thời gian giảm 1,52 điểm, tụt 16 bậc so năm 2009; Tính minh bạch giảm 0,5 điểm, giảm 14 bậc. 2/3 chỉ số thuộc nhóm có trọng số trung bình cũng giảm điểm. Trong đó chỉ số chi phí không chính thức giảm 0,97 điểm, tụt 28 bậc; Gia nhập thị trường tụt 13 bậc, xếp thứ 43/63 tỉnh thành. 4 chỉ số trên không chỉ giảm so với năm 2009, mà còn giảm mạnh so với 5 năm trước.

(Theo Huỳnh Liễu // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hướng tới giá điện có lợi hơn cho người tiêu dùng
  • Phát triển công nghiệp và thương mại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • 'Kinh tế VN chưa gây dựng lại được niềm tin nơi nhà đầu tư'
  • CPI tháng 6 sẽ giảm tốc?
  • “Nền kinh tế đang ở thế bất lợi hơn năm 2008”
  • Tham nhũng trong lĩnh vực khoáng sản và trách nhiệm giải trình
  • Lạm phát cao, giảm tiền mua sữa
  • Kiểm soát giá từ gốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi